Tâm trạng của Tràng như thế nào khi đưa thị về nhà?
A. Ngượng nghịu
B. Lo sợ, sốt ruột
C. Thở phào nhẹ nhõm khi được mẹ vun đắp
D. Tất cả các đáp án trên
Khi về đến nhà:
- Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.
- Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vì gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.
- Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.
- Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.
Đáp án cần chọn là: D
Buổi sáng hôm sau khi thức dậy, trước khung cảnh nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, trong lòng Tràng có những thay đổi như thế nào?
Đáp án nào không đúng khi nói về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng?
Khi ranh giới giữa sự sống và cái chết vô cùng mong manh, quyết định theo không Tràng về làm vợ của thị thể hiện điều gì?
Tâm trạng bà cụ Tứ thay đổi như thế nào khi biết chuyện Tràng đưa thị về làm vợ?
Nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt là người có xuất thân như thế nào?
Chi tiết nào đúng về miêu tả ngoại hình nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân?
Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là: