Nói giảm nói tránh là gì?
A. Là một biện pháp tu từ trong đó người ta thay tên gọi một đối tượng bằng sự mô tả những dấu hiệu của nó.
B. Là phương tiện tu từ làm tăng, làm mạnh lên một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến.
C. Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.
D. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.
Chọn đáp án: C
Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến, Quang Dũng)
Cho ví dụ sau:
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
Từ in đậm trong câu trên nói về việc gì?
Tìm từ ngữ (nói giảm nói tránh) thích hợp để điền vào chỗ trống:
Cha nó mất, mẹ nó /…/, nên chú rất thương nó.
Cho các ví dụ sau:
(1) Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
(2) Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
(Tố Hữu, Bác ơi!)
(3) - Lượng con ông Độ đây mà… Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.
(Hồ Phương, Thư nhà)
Tất cả các từ in đậm trong các ví dụ trên đều sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. Đúng hay không?