Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hóa học của sắt có trong đoạn văn sau:” Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa chất sắt, sau hàng trăm năm,dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét.Trong khi đó,để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa,dao,...ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ màu nâu, xốp, không có ánh kim”
Tính chất vật lí của sắt: Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
Tính chất hóa học của sắt: Nếu sắt nguyên chất (cột sắt ở Delhi) trong thời tiết khắc nghiệt không bị gỉ nhưng nếu sắt không nguyên chất (đinh, dao, búa,...) để lâu trong không khí ẩm, sẽ biến thành gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim.
Hãy chỉ ra các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ sau:
a) Chì khoe chì nặng hơn đồng
Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng
b) Nước chảy đá mòn
c) Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Em hãy quan sát hình 9:
Liệt kê một số vật thể có trong hình 9, phân loại vật thể đó và kể tên một số chất có trong vật thể đó theo bảng mẫu sau đây:
Chuẩn bị 3 cây nến nhỏ
a) Cho một cây nến vào nước. Nhận xét khả năng tan trong nước của nến.
b) Cho một cây nến vào một cốc thủy tinh,đặt trong một nồi chứa nước và đun trên bếp đến khi nước sôi (cẩn thận kẻo nóng). Quan sát hiện tượng trong cốc và hãy cho biết đây là sự biến đổi vật lí hay hóa học.
c) Cây còn lại mang đốt.Quan sát sự thay đổi kích thước của cây nến.Sự thay đổi đó thể hiện sự biến đổi vật lí hay biến đổi hóa học?