Thứ sáu, 27/12/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

06/07/2024 108

Những truyện truyền thuyết, cổ tích ở Sách giáo khoa Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo), em ấn tượng với truyện nào nhất?

Viết bài văn khoảng 400 chữ kể lại truyện đó.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Bài mẫu tham khảo:

Trong dân gian ta, những nhân vật thông minh, tài trí luôn được yêu thích hơn cả. Vì vậy, câu chuyện Em bé thông minh đã thu hút em ngay từ lần đọc đầu tiên.

Câu chuyện xoay quanh những lần giải đố nhanh trí của cậu bé thông minh. Lúc ấy, nhà vua cử người đi khắp cả nước để tìm người tài giúp nước. Thế là, viên quan đã gặp cậu bé đang cùng cha cày ruộng. Viên quan đưa ra một câu hỏi hóc búa là “Con trâu kia một ngày cày được bao nhiêu đường?”. Cậu bé lập tức đố ngược lại ông ta rằng “Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?”. Điều đó khiến viên quan tin rằng cậu chính là nhân tài, vội về bẩm tấu cho đức vua.

Nghe báo, vua mừng lắm, nhưng chưa tin hẳn, nên quyết định thử thách cậu bé. Ông sai người ban cho làng cậu ba thúng xôi nếp, ba con trâu đực, yêu cầu phải nuôi làm sao có nghé con nộp lên. Nhận lời đố, cậu bé không hoang mang, mà mời dân làng đồ xôi, thịt trâu ăn uống. Sau đó lên kinh gặp vua. Đến đó, cậu khóc lóc um sùm đòi vua bảo bố sinh em trai cho mình. Hành động ấy khiến vua tin tưởng tài trí của cậu.

Lần thử thách tiếp, nhà yêu cầu cậu làm thịt một con chim sẻ để làm cỗ. Ngay lập tức, cậu bé đưa cho viên quan một cái kim, nhờ vua rèn kim thành dao để mổ thịt chim. Lần này, thì vua thực sự tin tưởng vào tài trí hơn người của cậu bé rồi.

Đúng lúc ấy, nước láng giềng sang nước ta dò thám xem có người tài hay không, bằng một câu đố siêu hóc búa: xâu sợi chỉ qua đường ruột của vỏ ốc. Điều này cả triều đình đều bó tay. Ấy thế mà cậu bé nghĩ ra cách giải ngay, lại còn hát lên thành ca khúc nữa. Thật là thông minh, thật là tài tình. Lần này, cả triều đình và sứ giả, ai cũng nể phục trí tuệ của cậu bé.

Qua những thử thách thú vị, câu chuyện Em bé thông minh vừa khẳng định được trí tuệ dân gian, lại vừa đem đến những tiếng cười giải trí, thú vị cho người đọc.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đề tài của truyện "Sọ Dừa" là:

Xem đáp án » 23/06/2022 800

Câu 2:

Kết thúc có hậu ở truyện "Sọ Dừa" được thể hiện qua:

Xem đáp án » 23/06/2022 93

Câu 3:

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của “nhân vật truyền thuyết”:

Xem đáp án » 23/06/2022 82

Câu 4:

Ở truyện " Sự tích Hồ Gươm", sự việc: Lê Thận vớt được lưỡi gươm từ dưới sông lên, Lê Lợi lấy chuôi gươm trên một ngọn cây ở khu rừng, "khi lắp lưỡi gươm vào chuỗi thì thấy vừa như in" có ý nghĩa:

Xem đáp án » 23/06/2022 77

Câu 5:

Truyện truyền thuyết, cổ tích là những sáng tác dân gian.

Xem đáp án » 23/06/2022 73

Câu 6:

Chủ đề của truyện "Thánh Gióng" là:

Xem đáp án » 23/06/2022 72

Câu 7:

Chi tiết: "Từ đó, hồ Tả Vọng mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm" ở truyện "Sự tích Hồ Gươm" thể hiện đặc điểm nào của "cốt truyện truyền thuyết"?

Xem đáp án » 23/06/2022 68

Câu 8:

Phẩm chất thông minh của nhân vật chính ở truyện "Em bé thông minh" được thể hiện qua:

Xem đáp án » 23/06/2022 68

Câu 9:

"(1) Liền đó, vua phong em bé làm trạng nguyên. (2) Vua lại xây dịnh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện việc hỏi han". Thành phần trạng ngữ "để tiện việc hỏi han" của đoạn văn có tác dụng:

Xem đáp án » 23/06/2022 66

Câu 10:

Câu: "Họ không phải trốn tránh mà xông xáo đi tìm giặc" có bao nhiêu từ láy?

Xem đáp án » 23/06/2022 64