Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

08/07/2024 150

Em có suy nghĩ gì về lời dặn của người cha trong bài thơ? (Trình bày khoảng 5-7 dòng)

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Bài làm tham khảo

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, những người hành khất vì cơ nhỡ mà có người phải bỏ quê hương đi tha hương cầu thực, thậm chí còn có những người không có quê hương. Người cha dặn dò con không nên hỏi quê hương của họ bởi vì nhắc đến quê hương là nhắc đến nỗi nhớ, nhắc đến niềm đau.. Từ đó, người cha muốn con hiểu được, đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống, quan tâm giúp đỡ những người tha hương cầu thực, không chỉ về mặt vật chất mà trên hết vẫn là sự đồng cảm về mặt tinh thần.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tại sao người cha trong bài thơ lại dặn: “Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào?”

Xem đáp án » 23/06/2022 255

Câu 2:

Em hãy viết bài văn giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng Chí

Xem đáp án » 23/06/2022 177

Câu 3:

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu

                   Dặn con

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

 

Nhà mình sát đường họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

 

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

 

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này.

Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Xem đáp án » 23/06/2022 162

Câu 4:

Viết đoạn văn (10 – 12 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.

Xem đáp án » 23/06/2022 152

Câu 5:

Trong khổ thơ “Chẳng ai muốn làm hành khất/ Tội trời đày ở nhân gian/ Con không được cười giễu họ/ Dù họ hôi hám úa tàn”, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của từ ngữ đó gắn với ngữ cảnh trong khổ thơ.

Xem đáp án » 23/06/2022 138