Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ là:
+ Nhân hóa (Tôi học lời chim chóc/Đang nói về bình minh)
+ Điệp cấu trúc câu (Tôi học …..Tôi học lời…….)
Đọc văn bản, anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của nhan đề: Ngụ ngôn của mỗi ngày ?
Lấy ý tưởng từ câu thơ: Tôi học lời của biển / Đừng hạn hẹp bến bờ . Anh chị hãy viết đoạn văn (200 chữ) bàn về ý nghĩa mà mình rút ra được.
Cảm nhận của anh / chị về đoạn thơ sau (trích trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng):
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ngụ ngôn của mỗi ngày
Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày
Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng, bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu
Tôi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ
Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng
Tôi học lời chim chóc
Đang nói về bình minh
Và trong bia mộ đá
Lời răn dạy đời mình