Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

16/07/2024 315

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều qua đoạn trích sau:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu về đoạn trích "Chị em Thúy Kiều":

- Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã viết những bài thơ thể hiện thân phận khổ cực và hẩm hiu của con người và nhất là của người phụ nữ. tấm lòng nhân đạo của ông đã được thể hiện rất sâu sắc qua các bài thơ và sâu sắc nhất được thể hiện qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm nói về một nhân vật có tài sắc vẹn toàn nhưng vì chữ hiếu đã hi sinh bản thân mình. và vẻ đẹp sâu sắc của Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

II. Thân bài

1. Vị trí của đoạn trích Chị em Thúy Kiều

- Nằm đoạn mở đầu của "Truyện Kiều".

- Giới thiệu về hoàn cảnh, gia thế và vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều.

2. Vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều

- Cả hai chị em đều có vẻ đẹp thanh cao, cốt cách và hoàn hảo đêm tác giả phải thốt rằng “ mười phân vẹn mười”.

- Nhưng trong vẻ đẹp chung ấy mỗi người có một vẻ đẹp riêng, mỗi người một vẻ rất rõ ràng.

3. Vẻ đẹp riêng của hai chị em

* Thúy Vân:

- Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” - gợi vẻ đẹp sang trọng, cao quý.

- Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với nhiều hình ảnh:

+ “khuôn trăng đầy đặn” - gợi khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu.

+ “nét ngài nở nang”: gợi lông mày hơi đậm.

=> Vẻ đẹp phúc hậu, dịu dàng của Thúy Vân.

- “hoa cười ngọc thốt đoan trang”: gợi tả giọng nói, nụ cười e thẹn, nhẹ nhàng và mang nét đoan trang.

- “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” - vẻ đẹp của mái tóc, làn da cũng khiến thiên nhiên phải nhường nhịn.

* Thúy Kiều:

- Nhận xét chung: “Kiều càng sắc sảo mặn mà/So bề tài sắc lại là phần hơn”. Từ đó, gợi vẻ đẹp của Thúy Kiều nổi bật hơn so với Thúy Vân.

- Ngoại hình:

+ “Làn thu thủy”: làn nước mùa thu, “nét xuân sơn”: nét núi mùa xuân - ý nói về vẻ đẹp của đôi mắt trong như làn nước mùa thu, đôi lông mày đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân.

+ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh: vẻ đẹp của Kiều còn khiến thiên nhiên phải ghen tị “ghen” - “hờn”. Đó giống như một lời dự báo trước về cuộc đời đầy truân chuyên.

+ “Nghiêng nước nghiêng thành” - vẻ đẹp tuyệt sắc của người phụ nữ có thể làm khuynh đảo đất nước.

- Tài năng:

+ “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”: sắc đẹp và tài năng đều khó có ai sánh nổi.

+ “Thông minh vốn sẵn tính trời”: một người phụ nữ thông minh, hiểu biết

+ “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”: am hiểu về âm nhạc, thơ ca

- Hai câu cuối: Miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” - tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm.

4. Nghệ thuật

- Miêu tả tượng trưng ước lệ.

- Nghệ thuật đòn bẩy độc đáo của tác giả.

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

- Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” làm nổi bật vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của hai chị em kiều. làm ta cảm thấy một vẻ đẹp vô cùng hoàn mỹ và đáng ngưỡng mộ.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết đoạn văn ( khoảng 10 – 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống giản dị.

Xem đáp án » 23/06/2022 278

Câu 2:

“Cung điện”’ của vị Chủ tịch nước được nhắc đến trong đoạn trích là gì?

Xem đáp án » 23/06/2022 157

Câu 3:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          "Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "Cung điện" của mình. Quả như là một câu chuyện thần thoại, như một chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng để tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương tây ca ngợi như một vật thần kỳ. Hàng ngày, việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kỳ, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..."

Cụm từ in đậm trong câu sau được trích dẫn theo cách nào

          Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương tây ca ngợi như một vật thần kỳ.

Xem đáp án » 23/06/2022 153