Ý nghĩa của bài?
A. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
B. Cho mọi người thấy sự xuống cấp nghiêm trọng của một số di tích ở đền Hùng, từ đó cảnh báo mọi người không nên tới để tránh gặp nguy hiểm.
C. Giới thiệu cho mọi người biết con đường tới thăm đền Hùng nhanh và đơn giản nhất .
D. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày bỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người với tổ tiên.
Chọn đáp án D.
Gạch dưới các tên riêng có trong câu chuyện sau và viết lại cho đúng quy tắc viết hoa:
Mua ngựa
Ngày xưa, ở trung quốc có ông điện tử phương đi chơi, trông thấy một con ngựa gầy gò ốm yếu thả rông ngoài đồng. Ông dừng lại hỏi, có người thưa: “Đó là ngựa của ông chánh không nuôi nữa vì nó già yếu, không làm được việc gì”. Ông điền tử phương liền nói: “Lúc nó khỏe mạnh thì bắt làm lụng khó nhọc, đến lúc nó già yếu lại bỏ đi. Sao lại vô ơn và bất nhân thế!”
Nói đoạn, ông điền tử phương bèn tìm đến nhà ông chánh, hỏi mua con ngựa, đem về nuôi cho đến khi nó chết.
Gạch dưới những từ ngữ cùng chỉ một sự vật, có tác dụng liên kết trong đoạn văn sau:
Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền hoa chòng chành, hòa mình với màu tím của nước chiều.
Chọn từ ở câu trước cần lặp lại ở câu sau để điền vào chỗ trống nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn dưới đây:
(1) Mùa hè, mặt trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. (2) Tia
…………………….nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi.(3)
…………………….tràn vào vườn hoa. (4) Muôn…………………….bừng nở.(5) Nắng nhuộm cho những cánh…………………….thành muôn màu rực rỡ.(6) Những bông hoa rung rinh như vẫy chào nắng.
Viết đoạn mở bài theo hai cách em đã học (trực tiếp, gián tiếp) cho bài văn tả một đồ vật thân thiết đối với em. (VD: chiếc bút đẹp, cái cặp sách, quyển truyện hay, cuốn sách giáo khoa em thích....).
(VD: chiếc bút đẹp, cái cặp sách, quyển truyện hay, cuốn sách giáo khoa em thích....).
Bài văn đã gợi cho con nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên những truyền thuyết đó?