Từ nào sau đây là từ trái nghĩa với từ “Hòa bình” ? (0,5 điểm)
A. Chiến tranh
Chọn đáp án A.
Lý Tự Trọng
Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh học rất sáng dạ. Mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyển thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than bến cảng.
Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi. Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lý Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”. Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói:
- Tôi chưa đến tuổi thanh niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác.
Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi.
(Theo Báo Thiếu niên Tiền phong)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Mùa thu năm 1929 về nước, anh Lý Tự Trọng được giao nhiệm vụ gì? (0,5 điểm)
Qua câu chuyện trên, em hiểu anh Trọng là thanh niên như thế nào? (1 điểm)
Chi tiết nào thể hiện Lý Tự Trọng là người nhanh trí, dũng cảm? (0,5 điểm)
Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “sáng dạ” có trong bài ? (0,5 điểm)
Em hãy tả cảnh một buổi sáng trong công viên.
Dàn ý chi tiết:
a) Mở bài: Giới thiệu buổi sáng trong công viên.
b) Thân bài:
- Tả khung cảnh thiên nhiên
+ Mới sáng sớm nên không khí nơi đây thật trong lành. Em khoan khoái mở căng lồng ngực cảm nhận mùi hương dịu nhẹ của thiên nhiên.
+ Mặt trời chưa ló rạng nhưng từ phía xa xa đã le lói vài ánh nắng yếu ớt đang muốn xuyên thủng lớp mây trắng để chiếu xuống trần gian.
+ Đường chân trời vẫn còn phớt một màu hồng nhạt.
+ Gió nhè nhẹ thổi cuốn theo hương hoa thơm ngát.
+ Cây cối trong công viên như bừng tỉnh sau một đêm dài. Cành lá rung rinh vui tươi đón chào ngày mới.
+ Chim chóc truyền cành hót líu lo bài ca vui tươi báo hiệu ngày mới bắt đầu.
+ Dải hoa được trồng cạnh tượng đài cũng lấp lánh dưới giọt sương sớm. Hoa hồng, hoa cúc, hoa hướng dương đang phô ra dáng vẻ đẹp nhất của mình.
+ Hồ nước giữa công viên ảnh lên sắc xanh của bầu trời. Những gợn sóng nhỏ lăn tăn như đang chơi trốn tìm. Vài chú cá thỉnh thoảng lại nhảy lên đớp mấy cái bong bóng nước một cách thích thú.
- Tả hoạt động con người
+ Công viên buổi sáng đông đúc, náo nhiệt và ồn ào.
+ Ở phía trước tượng đài là các ông các bà cao tuổi đang tập dưỡng sinh.
+ Phía bên kia là nhóm người trẻ đang cùng nhau tập bài thể dục buổi sáng.
+ Dọc theo con đường nhựa xuyên suốt công viên là những người chạy bộ buổi sáng để rèn luyện sức khỏe.
+ Ở đó còn có cả những người đạp xe với chiếc xe địa hình và chiếc mũ thật khỏe khoắn.
+ Có người đến công viên đọc sách, họ ngồi trên bãi cỏ lặng lẽ ngắm mặt hồ.
+ Bên phía khu vui chơi, đoàn tàu xe lửa, vòng quay ngựa gỗ, nhà phao,.. đã sẵn sàng để trẻ em đến vui chơi.
c) Kết bài:
+ Nêu cảm xúc về buổi sáng trong công viên.
+ Buổi sáng trong công viên đẹp và thanh bình biết bao. Khung cảnh công viên buổi sáng giúp em có một tâm trạng vui vẻ, một sinh khí dồi dào để bước vào ngày mới.
Thư gửi các học sinh – “Từ đầu đến ... trên hoàn cầu.” Trang 4 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? (1 điểm)
Kì diệu rừng xanh – “Từ đầu đến ... lúp xúp dưới chân.” Trang 75 - SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật hiện lên như thế nào?