Phương châm quan hệ là gì?
A.Khi giao tiếp cần nói lịch sự, tế nhị
B.Khi giao tiếp cần tôn trọng người khác
C.Khi giao tiếp chú ý ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
D.Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
Phương châm quan hệ là khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Đáp án cần chọn là: D
Phương châm hội thoại nào được thể hiện trong đoạn trích sau:
- Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:
CÓ CON GIUN ĐẤT!
Quan tuần rậm râu, ngồi ăn cơm với quan án không râu. Có hạt cơm dính vào râu quan tuần, anh lính hầu quan tuần vội bẩm:- Bẩm cụ lớn, trong bộ râu cụ lớn có hòn ngọc minh châu. Quan tuần thủng thẳng vuổt râu để cho hạt cơm rơi xuống. Quan án về nhà, bảo anh lính hầu mình:- Ðấy mày xem! Lính bên quan tuần khôn ngoan thế đây! Giá mày học được như nó thì có phải tao cũng được mát mặt không? Cách mấy hôm sau, quan tuần sang quan án ăn cơm. Có sợi bún dính ở mép quan án, anh lính hầu quan ăn trông thấy vội bẩm:- Bẩm cụ lớn, trên mép cụ lớn có con giun đất đấy ạ!
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Câu chuyện trên liên quan đến phương châm nào trong giao tiếp?
Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?
Điền vào chỗ (...) để hoàn chỉnh câu sau:“Phương châm … là phương châm thể hiện sự tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp.”
Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?