Mùa xuân ở bản Vua Bà có những âm thanh, mùi hương nào? (0,5 điểm)
A. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu, tiếng chim vỗ cánh, hương hoa lan tỏa.
B. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu, tiếng chim hót, mùi hương của cây, lá.
C. Tiếng chim vỗ cánh, tiếng chim hót, hương cây, hoa lan tỏa.
Chọn đáp án B.
Mùa xuân về bản
Tôi gặp mùa xuân về bản Vua Bà vào một buổi sớm. Trời vẫn còn lạnh lắm và những thân cây vẫn còn run rẩy. Nhưng đã có một con chim vàng anh bay đến. Vàng anh cất tiếng hót. Ngắn thôi, nhưng réo rắt. Rồi nó vù bay, vội vã chợt đi như chợt đến. Riêng tiếng hót thì lại, âm vang trong lòng. Tôi ngẩn ngơ luyến tiếc con vàng anh mãi. Tiếng hót đó đã đánh thức tôi đang co ro chìm đắm trong rét mướt của mùa đông giật mình chạy lại với mùa xuân.
Có lẽ con vàng anh đã đánh thức cây đào như đánh thức tổi dậy. Mà không phải chỉ cây đào, nó đánh thức cả đại ngàn, cả không gian và mặt đất. Vừa mới hôm trước đại ngàn còn rền rĩ gió bấc, mặt trời còn trắng bệch ẩn sau những tầng mây ngổn ngang như những tấm chăn bông ủ ấm, vậy mà ngày một ngày hai, trời đã trong dần. Những bụi mưa hoa long lanh không rơi xuống đất được mà cứ bay lửng lơ. Những chuỗi cườm nhỏ xíu, lõi bằng mạng nhện, hạt bằng các giọt mưa ngũ sắc ở đâu thả xuống đầy ngọn cỏ, lá cây.
Mùa xuân ở bản thật là vui. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu chuốt trong lòng những ống trúc quý dìu dặt suốt đêm. Bóng đêm mùa xuân cũng đen óng ánh ảo huyền và càng khuya càng ngào ngạt mùi thơm của hương lá, hương cây. Đêm xuân, những con chim hót đến khiếp. Chúng ngây ngất cái gì. Không chịu ngủ, cứ hót thâu đêm suốt sáng. Có những con chim mái, sau mùa xuân người rạc đi chỉ còn cái xác vé, lúc bấy giờ mới chịu lui lủi, lặng lẽ đi kiếm ăn cùng chồng con...
(Theo Nguyễn Phan Hách)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Hình ảnh nào cho thấy tiếng hót chim vàng anh báo hiệu mùa xuân? (0,5 điểm)
Em hãy tả lại hình ảnh bố em đang làm vườn.
Gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu chung về vấn đề nếu ra ở đề bài: Bố em đang làm vườn.
b) Thân bài:
- Miêu tả khái quát về bố:
+ Bố năm nay bao nhiêu tuổi? Dáng người bố như thế nào? Trang phục của bố khi làm vườn như thế nào? (Bố có sở thích đặc biệt với cây cảnh nên bố trồng 1 vườn cây cảnh)
- Miêu tả bố khi đang làm vườn:
+ Trước hết, bố xới đất trong khu vườn, nhặt sạch cỏ dại. Bố đào những hố thật to và sâu rồi bón phân vào trong đấy. Bố nhẹ nhàng đặt cây xuống hố vừa đào và phủ đất lên trên rồi tưới nước. Lúc bố làm vườn, mồ hôi nhễ nhại. Bố nhẹ nhàng dùng tay lau những giọt mồ hôi lăn dài trên trán rồi tiếp tục công việc của mình.
- Sau khi trồng xong cây và tưới nước cho khu vườn, bố nở nụ cười tươi tắn đầy mãn nguyện vì một thời gian sau, vườn cây sẽ cho nhiều trái ngọt, hoa thơm.
c) Kết Bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trước hình ảnh của bố khi đang làm vườn.
Em hãy nêu mối quan hệ của các từ dưới đây: (1,5 điểm)
a) Xương sườn / sườn núi / đánh vào sườn địch.
b) Sợi chỉ / chiếu chỉ / cá chỉ vàng.
c) Đỏ au/ đỏ bừng / đỏ thắm.
Em hãy xác định danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ với các từ được gạch chân trong các câu dưới đây. (1 điểm)
a) Tiếng hót đó đã đánh thức tôi đang co ro chìm đắm trong rét mướt của mùa đông giật mình chạy lại với mùa xuân.
b) Bóng đêm mùa xuân cũng đen óng ánh ảo huyền và càng khuya càng ngào ngạt mùi thơm của hương lá, hương cây.
Em hãy đặt câu với các quan hệ từ biểu thị: (1 điểm)
a) Quan hệ nguyên nhân – kết quả để nói về đức tính chăm chỉ học tập của học sinh.
b) Quan hệ tương phản để nói về sở thích của em.
Em hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu dưới đây: (1 điểm)
a) Mà không phải chỉ cây đào, nó đánh thức cả đại ngàn, cả không gian và mặt đất.
b) Đêm xuân, những con chim hót đến khiếp.
Mùa thảo quả – “Từ Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chính nục đến ... chiếm không gian.” Trang 113 - SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
Em hãy gạch một gạch vào 3 từ láy, gạch hai gạch vào 3 từ ghép có trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Đêm xuân, những con chim hót đến khiếp. Chúng ngây ngất cái gì. Không chịu ngủ, cứ hót thâu đêm suốt sáng. Có những con chim mái, sau mùa xuân người rạc đi chỉ còn cái xác ve, lúc bấy giờ mới chịu lui lủi, lặng lẽ đi kiếm ăn cùng chồng con...
Ngu Công xã Trịnh Tường - “Từ Con nước nhỏ đến ... như trước nữa.” Trang 164 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay như thế nào?
Từ “ngon” trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc? (0,5 điểm)