Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Nó có mối quan hệ với nhau như thế nào? Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa như thế nào? Trách nhiệm của học sinh?
* Sống có đạo đức là :
- Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức.
- Chăm lo việc chung, lo cho mọi người
- Giải quyết hợp lý giữa quyền và nghĩa vụ.
- Lấy lợi ích xã hội, dân tộc là mục tiêu sống.
- Kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích.
* Tuân theo pháp luật là:
- Sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật
- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện của người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
* Mối quan hệ giữa sống có đạo đức với thực hiện pháp luật.
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau. Đạo đức là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi người, trong đó có pháp luật. Người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện pháp luật.
* Ý nghĩa .
- Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp con người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích, được mọi người yêu quý, kính trọng.
* Trách nhiệm của công dân.
- Học tập, lao động tốt.
- Rèn luyện đạo đức, tư cách.
- Quan hệ tốt với bạn bè gia đình và xã hội.
- Thường xuyên tự kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân.
- Không sa vào tệ nạn xã hội.
- Nghiêm túc thực hiện pháp luật, trong đó đặc biệt Luật Giao thông đường bộ.
Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của sống có đạo đức?
Ông H là cán bộ kiểm lâm, ông đã nhận số tiền 10 triệu đồng của lái xe và cho xe chở gỗ lậu đi qua trạm kiểm soát do ông phụ trách.
a. Theo em, hành vi của ông H là hành vi gì ?
b. Ông H đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ?
Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, thể hiện lời răn dạy về?
Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là?