IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 115

Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Tóm lược diễn biến các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

* Hoàn cảnh bùng nổ của phong trào Cần vương
- Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế (đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5/7/1885) thất bại, Tôn Thất Thuyết buộc phải đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
- Tại sơn phòng Tân Sở, ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua kháng chiến. Chiếu Cần vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài hơn 10 năm.
 
* Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
- Giai đoạn từ năm 1885 - 1888
+ Phong trào đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung KÌ, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
+ Cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),...
+ Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã kiên quyết cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).
- Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896
+ Phong trào tiếp tục phát triển, đặt dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Địa bàn đấu tranh thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.
+ Cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo...
+ Năm 1896, phong trào Cần vương chấm dứt.
 
* Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương
+ Hạn chế về mặt đường lối và giai cấp lãnh đạo: đường lối cứu nước theo khuynh hướng phong kiến nhằm khôi phục chế độ phong kiến đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ là độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Các văn thân, sĩ phu yêu nước còn hạn chế về tầm nhìn nên không đủ sức nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
+ Phong trào diễn ra lẻ tẻ, địa phương, thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là do

Xem đáp án » 23/06/2022 106

Câu 2:

Trình bày những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và xã hội đó như thế nào?

Xem đáp án » 23/06/2022 96

Câu 3:

Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam ở Gia Định (1859) buộc thực dân Pháp phải chuyển sang thực hiện kế hoạch nào?

Xem đáp án » 23/06/2022 93

Câu 4:

Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia

Xem đáp án » 23/06/2022 91

Câu 5:

Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ

Xem đáp án » 23/06/2022 84

Câu 6:

Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu

Xem đáp án » 23/06/2022 78

Câu 7:

Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án » 23/06/2022 77