Vì sao tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến giữa ta và Pháp?
A. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng, được Pháp xây dựng kiên cố và cách xa hậu phương của ta.
B. Điện Biên Phủ được địch chiếm từ lâu và xây dựng kiên cố.
C. Pháp đánh giá sai khả năng của ta.
D. Đây là pháo đài bất khả xâm phạm của Pháp.
Đáp án A
Phương pháp giải: sgk trang 150, suy luận.
Giải chi tiết:
Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và Pháp do nguyên nhân sau:
- Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng:
+ Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn kết Việt - Lào để chống kẻ thù chung.
+ Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III, Liên khu IV), đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng cố đô Luông Pha Băng => Mỹ đánh giá và coi Điện Biên Phủ ở vào “một vị trí chiến lược quan trọng, chẳng những đối với toàn bộ chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á”
- Dù Pháp xây dựng hậu phương kiến cố và cách xa hậu phương của Việt Nam nhưng vẫn có thể khắc phục được vì Việt Nam có thể dựa vào dân. Với quyết tâm của toàn Đảng, cả hậu phương đang chuyển động trong cải cách ruộng đất sẽ tập trung toàn lực chi viện cho tiền tuyến và nhất định bảo đảm cung cấp cho chiến dịch.
Luận cương chính trị tháng 10-1930, xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là
Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu đã được xuất bản thành
Nội dung nào sau đây không nằm trong mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Chủ trương của ta trong việc đối phó với Trung Hoa Dân quốc trước ngày 6-3-1946 là
Một trong những hệ quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là
Chính sách kinh tế nào không phải do chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong những năm 1930-1931?
Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
Chủ trương của Đảng ta đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ 9-1945 đến trước 19-12-1946) được đánh giá là
Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc và vai trò của Liên Hợp quốc?
Sau thời kì Chiến tranh lạnh, Nhật Bản chú trọng phát triển quan hệ với các nước
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của