Vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á?
* Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á:
- Thuận lợi:
+ Các quốc gia Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào) nên thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển và phát triển các ngành kinh tế biển: Giao thông vận tải đường biển, du lịch biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, khai thác khoáng sản biển.
+ Nằm ở vị trí nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn (Ấn Độ, Trung Quốc) nên tiếp thu được nhiều tinh hoa, văn hóa, giao lưu văn hóa với các nước và khu vực trên thế giới.
+ Nằm trong vùng nội chí tuyến nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.
- Khó khăn:
+ Các thiên tai tự nhiên thường xảy ra như: bão, sóng thần, động đất,... gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Nam Á hải đảo.
+ Khu vực Đông Nam Á nằm gần các nước có nền kinh tế phát triển mạnh như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,... nên gặp khó khăn trong việc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước?
Cho bảng số liệu:
THU NHẬP QUỐC DÂN BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á NĂM 2014
(Đơn vị: USD)
Nước |
GDP/người |
Bru-nây |
40525 |
Gam-pu-chia |
1040 |
Ma-lai-xi-a |
10551 |
Xin-ga-po |
54224 |
Việt Nam |
1916 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập quốc dân bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2014.
Thách thức nào không phải là thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt hiện nay?
Nội dung nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
Một trong những hạn chế lớn nhất của lao động các nước Đông Nam Á là