Sau năm 1945, nước ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng kẻ thù chủ yếu là:
A. Nhật.
B. Pháp.
C. Anh.
D. Tưởng.
Đáp án B
Phương pháp giải: suy luận.
Giải chi tiết:
Sau năm 1945, Việt Nam phải đối mặt với ngoại xâm và nội phản thi Pháp là kẻ thù chủ yếu và nguy hiểm nhất:
- Pháp đã có dã tâm xâm lược Việt Nam từ trước đó, sau Cách mạng tháng tám 1945 Pháp vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.
- Pháp có nhiều hành động chống phá cách mạng nước ta.
+ Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập”, thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng, làm 47 người chết và nhiều người bị thương.
+ Ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đem quân đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn => mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong:
Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triền của phong trào công nhân?
Hãy nêu những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất?
Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần 8 (5/1941)?
Một trong những nội dung cơ bản trong đường lối cải cách ở Trung Quốc là:
Ý nghĩa quan trọng nhất của cao trào dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Việt Nam là gì?
Trong thời kì Chiến tranh lạnh, Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại
Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới nhờ yếu tố khách quan:
Từ năm 1967 đến năm 1975, sự hợp tác của các nước trong tổ chức ASEAN ở trạng thái
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945?