Thứ năm, 23/05/2024
IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 1156059 câu hỏi trên 23122 trang

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 - 114

Hiện nay, nông sản Việt Nam đang xuất khẩu sang 180 nước và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới. Việt Nam cũng đã tham gia và ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), đặc biệt là Hiệp định CPTTP và Hiệp định EVFTA, qua đó mở rộng “sân chơi” cho xuất khẩu nông sản.

Riêng trong lĩnh vực trồng trọt, Việt Nam đã thực hiện việc đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ: chuyển 200.000 ha gieo trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, ngô, rau màu; Phát triển liên kết sản xuất quy mô cánh đồng lớn. Việc áp dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu được chú trọng, tạo ra nhiều giống mới, giống chất lượng cao có chứng nhận. Còn trong chăn nuôi, hoạt động đổi mới sáng tạo thể hiện ở chỗ thực hiện cơ cấu lại giống vật nuôi; chuyển từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn trang trại/gia trại; Phát triển chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi khép kín. Nhiều tập đoàn lớn đầu tư chăn nuôi: TH, Dabaco, Thái Dương, Hòa Phát, VinEco,...

Trong thủy sản, tăng cường ứng dụng rộng rãi các quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP), nuôi trồng thủy sản có chứng nhận và đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đồng thời hướng dẫn cho ngư dân những công nghệ mới nhất để tăng hiệu quả khai thác thủy sản; Đẩy mạnh chế biến (có 636 doanh nghiệp chế biến thủy sản quy mô công nghiệp chiếm 48,9% số cơ sở chế biến thủy sản có đăng ký sản xuất kinh doanh). Trong lâm nghiệp, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng: phát triển trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây con đạt 85%; Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến: nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư công nghệ mới, hiện đại. Một số doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ phế liệu, mùn cưa, dăm gỗ như viên nén năng lượng,...

(Nguồn: Tạp chí Tài chính, Đổi mới sáng tạo “mở đường”

cho những thành tựu quan trọng trong nông nghiệp, 2020)

Biểu hiện trong đổi mới sáng tạo của ngành chăn nuôi nước ta không phải là

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 - 111

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Đồng thời nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Các nhà kinh tế và khoa học cảnh báo, trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động.

Đối với Việt Nam, từ trước đến nay, nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao động còn lạc hậu. Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi đối diện với cuộc CMCN 4.0.

Thực tế đã chỉ ra, tuy Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, thời kỳ mà dân số trong độ tuổi lao động cao nhất (năm 2016, lực lượng lao động của cả nước đạt khoảng 54,4 triệu người, chiếm khoảng 58,9% tổng dân số) nhưng nguồn nhân lực (NNL) của nước ta, nhất là NNL chất lượng cao lại thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập về cơ cấu. Cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng những năm qua đã có những chuyển biến rõ nét nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Đối với các nước có trình độ sản xuất phát triển, đang trong guồng quay của CMCN 4.0 thì chất lượng lao động không còn là vấn đề lớn nhưng với nước ta hiện nay, muốn ứng dụng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng NNL bắt đầu ngay từ khâu đào tạo nghề.

(Nguồn: Tạp chí Tài chính, Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0,2019)

Thách thức lớn nhất của lao động Việt Nam thời kì CMCN 4.0 là

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102

Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn. Sóng âm lan đến đâu thì sẽ làm cho phần tử môi trường ở đó dao động. Như vậy, sóng âm mang theo năng lượng. Ta gọi cường độ âm I tại một điểm là đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian. Đơn vị cường độ âm là oát trên mét vuông, kí hiệu là W/m2. Cường độ âm càng lớn cho ta cảm giác nghe thấy âm càng to. Tuy nhiên độ to của âm không tỉ lệ thuận với cường độ âm.

Tai con người có thể nghe được âm có cường độ âm nhỏ nhất bằng 10-12 W/m2 ứng với âm chuẩn có tần số 1000 Hz (gọi là cường độ âm chuẩn Io), và âm có cường độ âm lớn nhất bằng 10 W/m2 Để so sánh độ to của một âm với độ to âm chuẩn, người ta dùng đại lượng mức cường độ âm đo bằng đơn vị ben, kí hiệu là B. Mức cường độ âm được định nghĩa bằng công thức: L(B)=lgII0. Nếu dùng đơn vị đêxiben, kí hiệu là dB thì công thức mức cường độ âm là L(dB)=10lgII0

Tại con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm ở trong khoảng