Thứ bảy, 28/09/2024
IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 1211324 câu hỏi trên 24227 trang

Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi sau:  a) Rắn không có chân làm sao có thể di chuyển trên mặt đất?  b) Vì sao rắn có thể tấn công và nuốt con mồi lớn?  c) Nếu bị rắn cắn ta nên làm gì?  d) Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài rắn tránh bị tuyệt chủng? (ảnh 1)

Rắn hổ mang chúa (danh pháp Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới. Rắn có thể mở rộng quai hàm nuốt con mồi lớn nhờ hai xương khớp nối lỏng lẻo tại hàm dưới. Với cấu trúc bộ răng sở hữu cặp răng nanh ngắn cố định tại hàm trên, phía trước miệng kèm theo hệ thống tiết độc vào con mồi. Rắn không có xương mỏ ác, nên xương sườn của nó có thể cử động tự do trước sau và mở rộng sang hai bên. Khi cơ liên sườn co bóp, làm cho xương sườn di động về phía trước, nhờ đó vảy bụng hơi nhô lên, đầu nhọn của vảy nhô lên giống như bàn chân giẫm lên mặt đất hoăc vào cơ thể vật khác, đẩy cơ thể tiến về phía trước. Loài rắn này tiết ra chất độc và chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi chúng tấn công con mồi. Trong nọc độc của rắn hổ mang có độc tố tác động lên thần kinh, làm cho con mồi bị tê liệt thần kinh và hôn mê. Nọc độc rắn tấn công hệ thần kinh trung ương của nạn nhân dẫn đến đau nhức, mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ và cuối cùng tê liệt. Nếu tình trạng nghiêm trọng, chất độc tiến tới hệ tuần hoàn, nạn nhân rơi vào trạng thái hôn mê sau đó tử vong nhanh chóng do suy hô hấp. Khi bị rắn cắn phải cố gắng xác định được loài rắn đã cắn, để nạn nhân nằm yên và trấn an họ, sơ cứu, cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông mạch máu. Cần theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân, nếu nhịp thở > 30 lần/phút, yếu hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay. Đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu.

    Ngày nay số lượng rắn hổ mang chúa sụt giảm đáng kể tại nhiều nơi phân bố. Do con người phá rừng khai thác gỗ, lấy đất canh tác hay mở rộng đất định cư. Rắn hổ mang chúa cũng bị săn bắt lất thịt, da, mật hoặc nọc độc phục vụ cho y học cổ truyền Trung Quốc. Loài này cũng bị săn bắt trái phép với mục đích buôn bán lậu động vật quốc tế.

Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi sau:

a) Rắn không có chân làm sao có thể di chuyển trên mặt đất?

b) Vì sao rắn có thể tấn công và nuốt con mồi lớn?

c) Nếu bị rắn cắn ta nên làm gì?

d) Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài rắn tránh bị tuyệt chủng?

Em hãy đọc thông tin sau:

    Không khí cho phép các sinh vật sống có thể thở được. Nó cung cấp cho các cơ quan lượng oxygen cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào và thải ra khi carbonic. Khi thở, không khí vào miệng và mũi, sau đó chuyển tới khí quản và đi tới phổi. Từ đó, một phần oxygen có trong không khí đi vào máu. Ngược lại, máu dẫn khí carbonic trở lại phổi để thải chúng ra ngoài qua khi quản, mũi và miệng.

Phổi của con người hoạt động như một ống thổi. Chúng phồng lên để đón lấy không khí giàu oxygen, rồi xẹp xuống để đẩy khí carbonic do các tế bào của máu thải ra.

Các lá phổi là những bộ phận có khả năng đàn hồi, chính vì vậy chúng có thể tăng hay giảm dung tích theo nhịp hô hấp. Chúng tăng dung tích để nhận đầy không khí (hít vào) và giảm dung tích để làm rỗng phổi (thở ra). Để đảm bảo sự sống, chúng ta cần hít vào và thở ra khoảng 25.000 lần trong một ngày.

Ở các độ cao lớn, sự giảm oxygen trong không khí có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế, các nhà leo núi đôi khi cần phải trang bị các bình oxygen.

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Chất khí nào cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào?

b) Vì sao các nhà leo núi đôi khi phải cần trang bị các bình oxygen?

c) Khi thở, người ta hít vào khoảng 250 cm3 không khí, vậy thể tích của khí oxygen hít vào của một người trong một ngày là bao nhiêu?

Đọc đoạn thông tin sau:

    Cây khoai tây là cây thân thảo phát triển khoảng 60 cm, cây chết sau khi ra hoa. Sau khi khoai tây ra hoa, một số giống cho ra quả màu xanh lá cây giống màu xanh trái cây cà chua anh đào, có thể chứa 300 hạt. Quả khoai tây có chứa một lượng lớn các chất độc alkaloid, solanine nên không dùng để ăn được. Tất cả các giống khoa tây mới được trồng từ hạt khác biệt với trồng bằng củ giống. Bất cứ loại khoai tây nào cũng có thể được trồng bằng các loại củ, miếng củ. Một số giống khoai tây thương mại không được sản xuất tất cả từ hạt giống (do giống không thuận lợi để ra hoa) mà được trồng bằng cũ. Khoai tây chứa những loại hợp chất độc hại được biết đến như là glycoalkaloid, phổ biến nhất là solanine và chaconin. Độc tố này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra sự yếu ớt nhầm lẫn. Nồng độ của glycoalkaloid trong khoai tây hoang dã đủ gây hại cho cơ thể người, nó gây ra nhức đầu, tiêu chảy, chuột rút và nghiêm trọng hơn khiến người ăn hôn mê dẫn đến tử vong. Các củ giống thương mại có màu xanh, hàm lượng chất solanine có thể lên đến 1000 mg/kg. Trong một củ khoai tây bình thường có 12 – 20 mg/kg glycoalkaloid, củ khoai tây có mầm là 250 – 280 mg/kg, trong củ khoai tây có vỏ xanh là 1500 – 2200 mg/kg.

Dựa vào kiến thức đã được học và thông tin ở trên hãy trả lời các câu hỏi sau đây: a) Củ khoai tây do cơ quan nào của cây biến dạng? b) Người ta sử dụng bộ phận nào của khoai tây để trồng? c) Vì sao ta không nên ăn củ khoai tây có vỏ màu xanh hoặc mọc mầm. (ảnh 1)

Dựa vào kiến thức đã được học và thông tin ở trên hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

a) Củ khoai tây do cơ quan nào của cây biến dạng?

b) Người ta sử dụng bộ phận nào của khoai tây để trồng?

c) Vì sao ta không nên ăn củ khoai tây có vỏ màu xanh hoặc mọc mầm.