Khi học bài “Định lí và chứng minh định lí”, cô giáo yêu cầu học sinh lấy ví dụ về các định lí. Ba bạn An, Khánh, Bình phát biểu như sau:
An: Định lí “Nếu một đường thẳng cắt một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng cắt đường thẳng còn lại”.
Khánh: Định lí “Nếu qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có hai đường thẳng song song với a thì chúng trùng nhau”.
Bình: Định lí “Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”
Theo em, bạn nào phát biểu đúng về định lí?
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
+ Khẳng định “Nếu một đường thẳng cắt một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng cắt đường thẳng còn lại” là một định lí.
Do đó An đúng.
+ Khẳng định: “Nếu qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có hai đường thẳng song song với a thì chúng trùng nhau” là một định lý vì nó được suy ra từ tiên đề Euclid.
Do đó Khánh đúng.
+ Khẳng định: “Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau” là khẳng định sai vì trong trường hợp hai đường thẳng trùng nhau cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng không song song với nhau.
Suy ra khẳng định của Bình không là một định lí.
Do đó Bình sai.
Vậy chỉ có An và Khánh đúng.
Cho hình vẽ:
Hãy phát biểu định lí sau bằng lời:
GT |
Đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b lần lượt tại A và B; a // b |
KL |
\({\widehat A_1} = {\widehat B_1}\) |
Cho các khẳng định sau:
(I). Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng cắt đường thẳng thứ ba và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì các cặp góc đồng vị bằng nhau;
(II). Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng cắt đường thẳng thứ ba và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì các cặp góc so le trong bằng nhau;
(III). Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng cắt đường thẳng thứ ba và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì các cặp góc so le trong bù nhau.
Có bao nhiêu định lí trong các khẳng định trên?
Cho định lí: “Hai tia phân giác của hai góc kề bù thì vuông góc với nhau” được minh hoạ bởi hình vẽ sau:
Giả thiết của định lí trên là