Khi những người U Ní ở vùng biên bước ra khỏi căn nhà đất này như cái kén trong suốt mùa đông để đi những đường cày đầu tiên thì hoa gạo bắt đầu nở. Sau một mùa giá lạnh đứng so ro, cây gạo giờ đây bung nở hết cái sức tích tụ bao tháng ngày.
Khắp đất nước có lẽ không ở đâu hoa gạo có sắc màu đẹp tuyệt như ở đây. Suốt một nẻo | biên giới, trên những nương lúa đã bỏ hoang, hoa gạo rừng rực cháy đỏ một vệt dài tít tắp. Chẳng có thứ cây nào mà lại hào phóng sắc đỏ đến thế. Bông nào bông ấy bằng cái cốc vại. Mỗi bông đậu trên cành trông không khác một đốm lửa, phấp phới vẫy gọi những đàn sáo từ xa bay đến. Bọn sáo vô tư, líu lo, nhảy nhót, đôi lúc vô ý làm gãy một bông hoa.
Trong cái ngẫu hứng tài tình của tự nhiên, ta cứ nghĩ tới sự sắp xếp cố ý của con người. Biên giới không chỉ hoạch định bằng cột mốc, mà còn bằng cây cỏ. Những hạt gạo, đuôi xòe lông tơ từ một miền nào miền nào theo gió phát tán tới đây, giống như hiện tượng đất lành chim đậu, lại như là có ý thức trong việc xác định ranh giới quốc gia.Đất vắng, rộng, thật là hợp với loài gạo. Gạo ra hạn, chịu sáng, quen chịu đựng mọi khắc nghiệt. Cho đến bây giờ thì gạo đã thật sự có những hàng đại thụ, thân hai ba người ôm, mùa xuân này nghềnh ngàng các nhánh ngang vùng vẫy, đốt đuốc trên bầu trời.
(Theo Ma Văn Kháng)Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
“Cột mốc đỏ” mà tác giả nói đến thực chất là gì?
Em hãy gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong câu sau:
Sau một mùa giá lạnh đứng so ro, cây gạo bung nở hết cái sức tích tụ bao tháng ngày.
Chính tả (Nghe – viết):
Nghe lời chim nói
Lắng nghe loài chim nói
Về những cánh đồng quê
Mùa nối mùa bận rộn
Đất với người say mê.
Lắng nghe loài chim nói
Về thành phố, tầng cao
Về ngăn sông, bạt núi
Điệp tràn đến rừng sâu.