Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 1)
-
9619 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
Đọc thành tiếng (3 điểm)
Câu 2:
Ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo nhưng sống rất hòa thuận. Gia sản của họ chỉ là cái lưới, túp lều rách nát và máng lợn sứt mẻ. Chiều nào cũng vậy, ông lão chài lưới ra biển bắt cá còn bà vợ thì ngồi nhà kéo sợi. Một hôm, ông ra biển bắt cá thì thấy biển rộng mênh mông. Ông nghĩ: “Biển rộng mênh mông thế này chắc nhiều cá lắm đây!”
Lần thứ nhất, ông lão kéo lưới và chỉ thấy vài sợi rong biển. Buồn quá, ông lão kéo lần hai và càng thất vọng vì lưới không có gì. Sau lần kéo thứ ba, ông lão chỉ bắt được con cá vàng nhỏ. Cá van xin: “Xin ông lão tha cho tôi rồi ông muốn gì cũng được”.
“Tôi chẳng cần gì cả.” – Ông lão nói và thả cá về biển sâu.
Về đến nhà, ông thuật lại câu chuyện cho bà nghe. Bà vợ trợn mắt lên: “Ông không thấy cái máng lợn nhà mình hỏng rồi à? Ông xin ngay một cái máng lợn cho tôi.”
Ông lão lóc cóc quay lại biển và xin cá vàng cái máng mới. Cá vàng cười nói: “Ông cứ về đi.”
Ông lão về và thấy mụ vợ ngồi bên cái máng mới. Bà vợ lại quát ông lão: “Ông không thấy cái lều nhà mình rách nát rồi hả? Ông đi xin ngay cái nhà sang trọng, đủ tiện nghi cho tôi!”
Ông lại lóc cóc quay về biển. Lần này, biển đắm chìm trong những cơn sóng lăn tăn. Ông lại xin cá vàng ngôi nhà và khi về đến nơi, ông lão thấy một ngôi nhà rất khang trang, đẹp đẽ. Bà lại không vừa lòng, bắt ông lão xin cho mình làm hoàng hậu và ông lão lại ra biển xin cá vàng. Về đến nhà, ông thấy bao nhiêu là quân lính đang hầu hạ bà.
Chán cảnh ăn không ngồi rồi, bà lại lôi cổ ông và bảo ông bắt cá vàng về, biến mình thành Long Vương cai trị biển cả. Ông lão lại ra biển và xin cá cho bà làm Long Vương. Cá không nói gì, quay trở về biển cả mù mịt sương gió. Về đến nhà, ông lão chỉ thấy bà lão ngồi bên máng lợn sứt mẻ trong túp lều rách nát.
(Nguyễn Duy Nhật Huy – học sinh lớp 4A1, Kể chuyện sáng tạo câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Cá van xin ông lão điều gì?
Đáp án A
Câu 3:
Ông lão có cần cá trả ơn không?
Gợi ý:
Ông lão không cần cá trả ơn. Ông liền thả cá về biển sâu.
Câu 6:
Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên?
Gợi ý:
+ Những kẻ vong ân bội nghĩa, tham lam bội bạc sẽ bị trừng phạt.
+ Phải tự mình lao động mới có thể gặp được những điều may mắn.
+ Phải phấn đấu để có giàu sang, địa vị và phải biết khả năng của mình đến đâu chứ không đòi hỏi quá đáng, viển vông.
+ Phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.
Câu 7:
Đóng vai ông lão, em sẽ nói gì với bà vợ khi trở về và trông thấy bà ngồi bên cái máng lợn sứt mẻ trong túp lều rách?
Gợi ý:
Chúng ta nên hài lòng với những cái mình có, không nên tham lam quá bà ạ!
Câu 8:
Em hãy chọn trạng ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
…, ông lão đã thả cá vàng về biển sâu mà không đòi hỏi điều gì.
Đáp án A
Câu 9:
Đặt câu cảm cho các tình huống sau :
a. Em cảm động trước tấm lòng nhân hậu của ông lão đánh cá, cứu giúp cá vàng mà không đòi trả ơn.
b. Em tức giận trước hành động của bà lão tham lam, bội bạc.
Gợi ý:
a) Ông lão thật có tấm lòng nhân hậu!
b) Bà lão quá tham lam, bội bạc!
Câu 10:
Sửa lại những câu dưới đây để đảm bảo phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.
a. Ông xin ngay một cái máng lợn cho tôi.
b. Ông đi xin ngay cái nhà sang trọng, đủ tiện nghi cho tôi!
Gợi ý sửa lại:
a) Cái máng lợn nhà mình hỏng rồi, ông xin giúp tôi một cái mới nhé!
b) Nhà mình nghèo quá, ông hãy xin một ngôi nhà sang trọng, đầy đủ tiện nghi đi.
Câu 11:
Chính tả nghe – viết (2 điểm – 15 phút)
Giấy và nghề in được phát minh như thế nào?
Thời cổ đại, trước khi phát hiện ra giấy và nghề in, tổ tiên chúng ta đã phải dùng những thanh tre, thanh gỗ để ghi chép lại và truyền bá văn hoá tri thức cho mọi người. Vào thời Tây Hán, Trung Quốc đã bắt đẩu phát minh ra giấy. Vì phương pháp sản xuất còn thô sơ, giấy hồi đó vẫn chưa được dùng để viết sách. Đến thời Đông Hán, nhà phát minh Sái Luân, trên cơ sở của giấy Tây Hán, vào năm 105, đã cải tiến nghề làm giấy. Ông dùng vỏ cây, dây đay, vải rách… để làm nguyên liệu sản xuất giấy.
(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao?, sachvui.com)
Chính tả nghe – viết (2 điểm)
Câu 12:
Tập làm văn (8 điểm – 35 phút)
Tả lại một cây hoa mà em yêu thích.
Tham khảo:
Khu ban công nhà em được mẹ chăm chút trồng rất nhiều những chậu hoa nhỏ xinh. Những chậu hoa hồng gai, hoa hồng leo đủ màu sắc. Chậu hoa đồng tiền, hoa thược dược và hoa cúc trắng chen nhau đơm bông.Cúc trắng mọc thành từng khóm, những thân cây chi chít, chen chúcnhau như muốn đứng tựa vào nhau bởi thân mềm, mảnh mai như cây sậy. Lá mọc thành từng chùm xòe ra như những ngón tay. Hình lá xẻ cong mềm mại, mọc so le nhưng rất dày, vì thế nhìn khóm cúc tưởng như nó xòa lan ra mặt đất. Lá cúc xanh quanh năm, một màu xanh dìu dịu. Cây cúc trắng không gợi nhớ mùa thu như cây cúc vàng, mùa xuân như cây cúc vạn thọ. Nó là loại hoa tứ quý luôn trang điểm cho đời thêm đẹp, thêm vui. Mỗi ngày rằm, mùng một, mẹ thường chọn những bông cúc đẹp nhất cắm vào lọ đặt lên bàn thờ. Em luôn giúp mẹ chăm sóc những khóm hoa để hoa rực rỡ, ngát hương.