IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án

  • 51 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sau khi nhường chỗ xếp hàng cho hai mẹ con người phụ nữ đứng sau, vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy bực mình và hối hận?
Xem đáp án

C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa. 

Chọn C


Câu 2:

Việc gì xảy ra khiến nhân vật “tôi” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”?
Xem đáp án
B. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.
Chọn B

Câu 3:

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Xem đáp án
A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
Chọn A

Câu 5:

Em hãy xác định các thành phần câu của các câu sau và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ và “VN” dưới vị ngữ:  

a) Đêm qua, em nằm mơ về cô tiên.

b) Để mẹ vui lòng, Lan luôn cố gắng chăm chỉ học hành.

Xem đáp án

a) Đêm qua/, em/ nằm mơ về cô tiên.

        TN       CN            VN

b) Để mẹ vui lòng/, Lan/ luôn cố gắng chăm chỉ học hành.

            TN              CN                        VN


Câu 6:

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (3 - 4 câu) có sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm:
Xem đáp án

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Dù chiến tranh, bom đạn ác liệt, họ vẫn ung dung hiên ngang, dũng cảm, lạc quan,... Họ còn có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu quyết tâm giải phóng Miền Nam thân yêu. Những hình ảnh, những phẩm chất tốt đẹp ấy là tấm gương sáng để chúng em noi theo. 


Câu 7:

Nghe – viết  

BẢY MƯƠI TƯ TUỔI VẪN KHÔNG GIÀ

Bảy mươi tư tuổi vẫn không già

Cố gắng làm tròn nhiệm vụ ta

Bao giờ Nam Bắc một nhà

Dân giàu nước mạnh thì ta vui lòng.

 

Hồ Chí Minh

Xem đáp án

 - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.


Câu 8:

Em hãy viết bài văn tả cây bàng ở sân trường em.
Xem đáp án

- Trình bày dưới dạng một bài văn, tả cây bàng ở , câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

Mở đầu:

- Giới thiệu về cây bàng em muốn tả.

Triển khai:

- Tả bao quát: (1) Cao vượt mái hiên văn phòng. (2) Tán lá tròn như cái bánh giầy to tướng.

- Tả chi tiết: (1) Cành bàng như những gọng ô lớn, to bằng cánh tay em, nhẵn thín vì nhưng vết chân hay vết bàn tay nắm lấy của các bạn học sinh. (2) Thân cây to bằng một vòng tay em nhưng xù xì, lồi lõm. (3) Giữa thân có mấy cái u lồi ra. (4) Rễ bàng to bằng tán cây, nhiều cái rộp lên, uốn lượn trên mặt đất. (5) Lá bàng có màu vàng ở tiết trời thu, rồi chuyển sang hung hung và đỏ sẫm lúc đông về. (6) Mùa đông, lá rụng, chỉ còn những cành bàng khẳng khiu trông như bàn tay của các ông già. (7) Mùa xuân, bàng lại đâm chồi nảy lộc. (8) Quả bàng to bằng hai ngón tay người lớn. 

- Lợi ích của cây si: Là cây bóng mát, lấy gỗ, là nơi để chim làm tổ,...

Kết thúc 

- Nêu suy nghĩ, tình cảm của em về cây bằng đó.

Bài làm tham khảo

Lớp em, đứa nào cũng thích cây bàng ở trước sân trường.

Chẳng hiểu cây được trồng từ năm nào mà nay ngọn đã vượt mái hiên nhà văn phòng. Nói là ngọn nhưng chỉ là cái tán lá tròn như cái bánh giầy to tướng che mát một góc sân. Vào những ngày hè oi bức, đứng dưới gốc bàng như đứng dưới một cái ô che nắng. Dưới tán lá xanh um, những cành bàng xòe ra tứ phía như những gọng ô lớn vậy. Có vài cành không theo kịp chúng bạn chạm tới tán lá, là là ngang đầu người lớn. Ở gần nách cành, những cành này to bằng cánh tay em, nhẵn thín vì những vết chân nhún nhảy hoặc những bàn tay nắm lấy để đu người của các bạn nam cao lớn. Thân bàng to bằng một vòng tay em nhưng xù xì, lồi lõm. Giữa thân có mấy cái u lồi ra như những củ nâu to ai gắn vào đó. Những cái u lồi ra đó thật tiện cho mấy bạn nghịch ngợm thích leo trèo, bám vào thân cây, đặt chân lên mấy bậc đã với tới tán bàng. Rễ bàng lan rộng gần bằng tán bàng. Nhiều cái rễ rộp lên to bằng thân cây hồng, uốn lượn trên mặt đất. Đó cũng là những chiếc “ghế” cố định cho chúng em ngồi đánh bài trong giờ ra chơi hay nghỉ giải lao trong các buổi lao động.

Tiết thu đến, lá bàng chuyển dần sang màu vàng rồi hung hung và đỏ sẫm lúc đông về. Cả tán bàng sum suê chỉ còn lại những cành trơ trụi khẳng khiu trông như bàn tay của những ông già khó tính.

Dưới gốc bàng, phủ đầy những lớp lá khô cong như những cái bánh tráng. Chiều chiều, bác lao công quét gom lại để nấu nước cho các thầy cô giáo uống. Chỉ mấy hạt mưa bay đầu mùa em đã nghe các chồi non tí tách nứt mầm. Các búp bàng trông giống những ngọn nến xanh lung linh khắp đầu cành. Ấy là lúc mùa xuân đến. Chẳng bao ngày nữa, tán bàng xòe rộng che mát cho chúng em vui chơi, nô đùa ở sân trường. Rồi mùa hè đến, cây bàng sẽ ra quả. Những quả bàng to bằng hai ngón tay người lớn, chín vàng, chúng em lại được thưởng thức thứ quả bùi bùi ấy. Chẳng những thế, thời điểm này, cây bàng còn là nơi trú ngụ, là nhà của những chú chim. Được ăn những quả bàng, được nô đùa dưới tán cây mát rượi cùng tiếng chim tít tít, quả không có gì vui bằng.

Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc giữa sân trường này như một hồi ức đẹp.


Bắt đầu thi ngay