Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án (Đề 7)
-
231 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chim săn mật ong dẫn đường cho lửng mật bằng những cách nào?
B. Tạo ra tiếng rít, ra hiệu bằng đuôi.
Câu 2:
Vì sao linh dương và khỉ đầu chó ở gần nhau?
B. Vì chúng cảnh báo nguy hiểm cho nhau.
Câu 3:
Theo em, ý nghĩa của bài đọc trên là gì?
C. Các loài vật trong tự nhiên biết hợp lực với nhau.
Câu 4:
Vị ngữ trong câu sau cho biết điều gì về đối tượng nêu ở chủ ngữ?
Trên cánh đồng lúa mới gặt, từng bầy sẻ đang nhặt nhạnh những hạt thóc còn sót lại. |
Vị ngữ “đang nhặt nhạnh những hạt thóc còn sót lại.” cho biết hoạt động của đối tượng là “từng bầy sẻ” được nêu ở chủ ngữ.
Câu 5:
Gạch chân vào trạng ngữ và cho biết trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu:
a) Tháng 12 năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân phá tan ba thành trì của địch.
b) Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần.
a) Tháng 12 năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân phá tan ba thành trì của địch.
- Trạng ngữ bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc.
b) Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần.
- Trạng ngữ bổ sung thông tin về mục đích của hoạt động.
Câu 6:
Em hãy xác định câu chủ đề của đoạn sau:
Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ. Bồ cát xây tổ trên cây sung cao chót vót. Tổ bồ cát xây ở đầu cành, trông trống trải. Chim ổ dộc xây tổ trên cành vòng, tổ như treo lơ lửng trên cành. Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị – nơi có nhiều mầm non vừa nhú. Lúc đầu quanh tổ trông trống trải, nhưng đến khi ấp trứng, những mầm non đã bật dậy tốt tươi, che chung quanh kín đáo.
(Theo Võ Quảng)
- Câu chủ đề là: “Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ.”
Câu 7:
Đặt câu:
a) Câu có chủ ngữ chỉ người:
b) Câu có vị ngữ chỉ hoạt động:
c) Câu có vị ngữ chỉ đặc điểm của sự vật:
a) Bố em là doanh nhân.
b) Bà nội đang may áo len cho em.
c) Bộ lông của gà mái mơ mềm, mượt như nhung.
Câu 8:
Nghe – viết
MÙA XUÂN EM ĐI TRỒNG CÂY
(Trích)
Gió ngoan chạm giọt mồ hôi
Để gương mặt nở nụ cười hồn nhiên
Nắng xuân lấp lánh mọi miền
Niềm vui háo hức trải trên núi đồi.
Từ bàn tay nhỏ đấy thôi
Góp mầm xanh với đất trời yêu thương
Rồi đây trên khắp quê hương
Màu xuân xanh biếc nẻo đường tương lai.
Nguyễn Lãm Thắng
Chính tả
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
Câu 9:
Tập làm văn
Em hãy viết bài văn thuật lại lễ hội Đền Hùng và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về sự việc đó.
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, nêu tình cảm, cảm xúc của em về nhân vật người bà trong bài “Quả ngọt cuối mùa”, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu nhân vật và nêu ý kiến khái quát về nhân vật.
Triển khai:
- Nêu những điều mà em ấn tượng về nhân vật: (1) Tuy tuổi đã cao với tóc sương da mồi, nhưng bà vẫn chẳng ngại khó khăn, vất vả, luôn một lòng vì con vì cháu. (2) Bà chăm sóc, bảo vệ từ khi mới là những quả còn nhỏ, cho đến khi trưởng thành và chín mọng. (3) Bà không chỉ phải đùm bọc, chở che những quả cam khỏi sương đông giá rét, mà còn phải bảo vệ nó khỏi những con chim háu ăn. (4) Ngày ngày bà ra vào, trông ngóng, chở che từng chùm quả ngọt, để dành phần cho cháu khi về quê còn thưởng thức.
- Cảm xúc của em về nhân vật: Tình cảm chắt chiu nồng ấm khiến em vô cùng xúc động và trân quý.
- Thể hiện tình cảm đối với nhân vật: Em đọc đi đọc lại bài thơ rất nhiều lần để hiểu thêm về thứ tình cảm cao đẹp ấy.
Kết thúc
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với nhân vật.
Bài làm tham khảo
- Trình bày dưới dạng một bài văn, thuật lại lễ hội Đền Hùng và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc đó, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu chung về lễ hội.
Triển khai:
- Trước khi diễn ra lễ hội: Mọi người khắp nơi nô nức đổ về để tham gia lễ hội.
- Khi diễn ra phần Lễ: (1) Lễ rước kiệu vua diễn ra long trọng. (2) Kiệu của Giỗ Tổ được ban tổ chức lễ hội rước ra từ chiều ngày mùng chín đặt ở dưới chân núi. (3) Khi kiệu được rước đến trước thềm của điện Kính Tiêu, một vị đại biểu lãnh đạo sẽ thay mặt cho nhân dân cả nước đọc chúc văn lễ Tổ. (4) Sau lễ đọc chúc văn và làm lễ của đoàn đại biểu, các đồng bào cũng tham gia dâng hương tế tổ tiên.
- Khi diễn ra phần Hội: (1) Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, đánh cờ người,... (2) Có các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,... (3) Có hội thi gói bánh chưng, thi nấu cơm để dâng lên vua Hùng.
- Kết thúc hoạt động: (1) Ban tổ chức thực hiện thu dọn khu vực lễ hội. (2) Các ông bà, cô chú cũng như chúng em, ai ai cũng có ý thức thu gom rác của mình. (3) Mọi người ra về trong không khí tưng bừng.
- Cảm xúc của người dân nói chung và của học sinh nói riêng khi tham gia hoạt động đó: (1) Ai cũng vui vẻ và hào hứng. (2) Học sinh chúng em thấy tự hào và biết ơn.
Kết thúc
- Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về lễ hội.
Bài làm tham khảo
Chúng em đã được học rất nhiều về vua Hùng và quá trình dựng xây đất nước của họ. Năm nay, em rất vui khi trường đã tổ chức cho học sinh các khối lớp đến tham gia Lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ.
Trước chuyến đi, ngay khi nhận được thông báo từ nhà trường, mẹ đã cùng em chuẩn bị rất nhiều thứ. Cảm giác hồ hởi, phấn khích xem lẫn tí thích thú khiến em càng mong chờ đến ngày đi.
Đến hôm mùng 10 tháng 3, ngay từ sáng sớm, chúng em đã có mặt tại đền Hùng sau chuyến đi ô tô dài ba tiếng. Mới buổi sáng, nhưng mọi người khắp nơi đã nô nức đổ về để tham gia lễ hội. Ngày giỗ tổ Hùng Vương sẽ được diễn ra hai phần đó là phần lễ và phần hội. Lễ rước kiệu vua diễn ra rất long trọng. Kiệu của Giỗ Tổ được ban tổ chức lễ hội rước ra từ chiều ngày mùng chín đặt ở dưới chân núi. Khi kiệu được rước đến trước thềm của điện Kính Tiêu, một vị đại biểu lãnh đạo sẽ thay mặt cho nhân dân cả nước đọc chúc văn lễ Tổ. Sau lễ đọc chúc văn và làm lễ của đoàn đại biểu, các đồng bào cũng tham gia dâng hương tế tổ tiên.
Tiếp đến là phần hội được diễn ra tưng bừng và náo nhiệt. Phần hội có các trò chơi khác nhau như: thi vật, thi kéo co, chọi gà, đánh cờ,.... Ngoài ra, trong hội có các đoàn nghệ thuật hát xoan, chèo, kịch nói, hát quan họ,.... rất nô nức, náo nhiệt. Có cả hội thi gói bánh chưng, thi nấu cơm để dâng lên vua Hùng. Mọi người tham gia rất vui vẻ và thích thú.
Sau khi kết thúc lễ hội, ban tổ chức thực hiện thu dọn khu vực lễ hội. Các ông bà, cô chú cũng như chúng em, ai ai cũng có ý thức thu gom rác của mình. Mọi người ra về trong không khí tưng bừng. Ai cũng vui vẻ và hào hứng, lòng em cảm thấy tự hào và biết ơn vô cùng.
Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.