Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)
-
126 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
C. Đánh thức bạn nhỏ dậy và dẫn bạn nhỏ đi ra phố sau mười giờ đêm.
Câu 3:
C. Vẻ đẹp của những người công nhân môi trường.
Câu 4:
Em hãy tìm các danh từ trong câu sau:
Chích bông năng nhặt sâu, bắt mối phá mùa màng và cây cối.
Các danh từ là: chích bông; sâu; mối; mùa màng; cây cối.
Câu 5:
Em hãy tìm những sự vật được nhân hóa trong khổ thơ dưới đây:
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!
Đỗ Thanh Xuân
Những sự vật được nhân hóa trong khổ thơ trên là: mây, trăng, sao, đất, mưa.
Câu 6:
Em hãy cho biết tác dụng của dấu gạch ngang trong các câu sau:
Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
- Dấu gạch ngang trong câu trên có tác dụng đánh dấu phần chú thích.
Câu 7:
Đặt câu:
a) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên người.
b) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên địa phương.
c) Đặt câu có chứa danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
a) Lan là bạn thân nhất của tôi.
b) Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
c) Hôm nay trời nắng đẹp quá!
Câu 8:
Nghe – viết
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
(Trích)
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh toả ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,...
Theo Nguyễn Văn Huyên
Chính tả
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
Câu 9:
Tập làm văn
Dựa vào câu chuyện “Cây khế”, em hãy viết đoạn văn tưởng tượng cho cái kết mới của câu chuyện.
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, tưởng tượng về cái kết của câu chuyện “Cây khế”, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về câu chuyện mà em muốn tưởng tượng: Truyện “Cây khế”.
Triển khai:
- Cái kết mới của câu chuyện: (1) Người anh tham lam và xấu xa sau khi bị rơi xuống biển thì được sóng đưa vào bờ. (2) Sau sự cố ấy, anh ta nhận ra được sai lầm của mình và vô cùng ân hận, quyết chuộc lại lỗi lầm, bắt đầu chăm chỉ làm lụng. (3) Đặc biệt, anh cũng thường xuyên giúp đỡ bà con lối xóm nên ai cũng quý mến. (4) Cuối cùng, trong một lần có khách ở nơi xa ghé chơi, anh đã được gặp lại em trai của mình. (5) Người em đón anh trai về sống chung.
Kết thúc
- Nêu cảm nghĩ của em về điều đã tưởng tượng ra.
Bài làm tham khảo
Đọc truyện cổ tích “Cây khế”, em thường tự tưởng tượng ra thêm đoạn kết cho câu chuyện. Rằng người anh tham lam và xấu xa sau khi bị rơi xuống biển thì được sóng đưa vào bờ. Sau sự cố ấy, anh ta nhận ra được sai lầm của mình và vô cùng ân hận, quyết chuộc lại lỗi lầm. Từ hôm đó, người anh bắt đầu chăm chỉ làm lụng. Ai thuê gì anh cũng làm để kiếm đồng tiền chân chính bằng sức lao động của bản thân. Đặc biệt, anh cũng thường xuyên giúp đỡ bà con lối xóm, không còn tham lam hay xấu xa như trước. Ở ngôi làng mới, ai cũng quý mến con người anh bởi anh thật thà và tốt bụng. Cuối cùng, trong một lần có khách ở nơi xa ghé chơi, anh đã được gặp lại em trai của mình. Thấy anh mình đã thay đổi, người em rất xúc động và mong muốn đón anh về cùng chung sống. Từ đó, hai anh em lại về sống chung một nhà và đoàn kết yêu thương nhau. Đây có lẽ là cái kết đẹp nhất cho tình cảm giữa những người thân trong gia đình.