Bài tập Tuần 27: Những người quả cảm có đáp án
-
402 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy đọc bài “Dù sao thì trái đất vẫn quay” trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 – trang 85 và trả lời các câu hỏi sau:
Cô-péc-ních là ai?
Đáp án B
Câu 5:
Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in nghiêng:
Không một tấm hình, không một địa chi
Anh chăng đê lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường
Chi đê lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế ki
Anh là chiến si giai phóng quân.
chỉ, chẳng để, Chỉ để, kỉ, sĩ, giải
Câu 6:
Nối ô chữ ở cột A với ô chữ thích hợp ở cột B rồi viết từ ghép được vào chỗ trống:
A |
B |
Từ hoàn chỉnh |
xơ |
suất |
0. sơ suất |
sơ |
khẩu |
1. |
xuất |
dừa |
2. |
suất |
trúc |
3. |
xáo |
ăn |
4. |
sáo |
trộn |
5. |
xuất khẩu – xơ dừa – sáo trúc – suất ăn – xáo trộn
Câu 7:
Gạch dưới câu cầu khiến trong các đoạn trích sau:
(1) Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:
- Xin ông thả cháu ra!
(2) Nai Nhỏ xin phép cha được đi chơi xa cùng bạn. Cha Nai Nhỏ nói:
- Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
(3) Chuột con ra khỏi tổ dạo chơi. Nó tha thẩn khắp nơi rồi lại về với mẹ:
- Mẹ ơi, con nhìn thấy hai con thú. Một con dữ tợn, còn con kia hiền khô. Mẹ nó bảo:
- Con hãy nói cho mẹ nghe xem hai con thú ấy ra làm sao nào.
Gạch dưới các câu: (3); (4); (5); (6); (7); (8)
(1) - Xin ông thả cháu ra!
(2) - Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
(3) - Con hãy nói cho mẹ nghe xem hai con thú ấy ra làm sao nào
(4) - Anh rắn nước ơi, anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu.
Câu 8:
Gạch dưới những câu cầu khiến:
(1) Con chơi xong thì xếp gọn đồ chơi vào.
(2) Ôi, con tôi mới ngăn nắp làm sao!
(3) Đã đến lúc tôi phải đi về rồi.
(4) Nào, bố con ta đi về.
(1) Con chơi xong thì xếp gọn đồ chơi vào.
(4) Nào, bố con ta đi về.
Câu 9:
Em gọi điện thoại cho Tú, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Em nói như
thế nào để bác chuyển máy cho em nói chuyện với Tú? (Khoanh tròn chữ số trước câu em chọn):
(1) Bác cho cháu gặp bạn Tú một tí ạ!
(2) Đề nghị bác cho cháu gặp bạn Tú!
(3) Bác cho cháu gặp bạn Tú đi!
(4) Bác cho cháu gặp Tú chút nào(1) - Bác cho cháu gặp bạn Tú một tí ạ!
Câu 10:
Đặt câu cầu khiến để:
(1) Có một trong các từ: hãy. đừng, chớ, nên, phải...
(2) Có một trong các từ: lên, đi, thôi, nào...
(3) Có một trong các từ: đề nghị, xin, mong...
(1) - Thu đừng quát mắng các em nhỏ như thế!
(2) - Minh hát lại bài “Inh lả ơi” cho cả lớp nghe đi!
(3) - Xin các bạn trật tự để nghe lớp trưởng phổ biến kế hoạch đi cắm trại
Câu 11:
Đặt 2 câu khiến theo các tình huống sau:
(1) Khi em muốn mượn bạn một đồ dùng học tập:
(2) Khi em xin phép bố mẹ cho đi chơi ở công viên hoặc tham gia câu lạc bộ văn nghệ (thể thao) nhân dịp hè:
(1) Hoa cho tớ mượn cái thước kẻ với.
(2) Hè này, mẹ cho con tham gia lớp học võ do trường tổ chức, mẹ nhé!
Câu 12:
Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả một bộ phận nổi bật của cây có bóng mát (VD: tán lá) hoặc cây ăn quả (VD: quả), cây hoa (VD: hoa), cây thuốc (VD: lá hoặc hoa, củ, rễ...).
Tả quả mít
Mới ngày nào chứng kiến những trái mít xanh non chỉ nhỏ bằng ngón tay, ngón chân em vậy mà giờ đây quanh thân mít, từ gốc trở lên đã rải rác những trái mít to lúc lỉu, mùi thơm ngọt ngào theo gió lan xa cả một góc vườn. Trái mít to nhất cũng bằng một vòng tay em, có màu nâu sẫm, vỏ xù xì, gai dãn thưa ra và nhọn. Ông em nói đấy là lúc mít đã mở mắt. Khi mít chín, lấy tay vỗ vào quả mít thì sẽ có tiếng kêu “bồm bộp” rất vui tai. Mỗi lần thấy ông cắt trái mít ra thành nhiều phần khác nhau, khéo léo lấy lá mướp lau sạch nhựa, em lại háo hức được thưởng thức cái vị ngọt quyến rũ, mùi thơm lựng của nó. Múi mít vàng như màu nghệ mật chứa trong lòng múi ngọt đậm và sánh như mật ong.