Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án (Đề 4)
-
223 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi dừng chân ở Nha Trang, Y-éc-xanh đã làm gì để giúp đỡ dân chài?
A. Chữa bệnh miễn phí và cưu mang họ khi có bão.
Câu 2:
Vì sao nói: “Y-éc-xanh là người có công đặt nền móng cho ngành y học hiện đại Việt Nam.”?
A. Vì ông là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y Hà Nội.
Câu 3:
Theo em, vì sao Y-éc-xanh được vinh danh là “Công dân Việt Nam danh dự”?
C. Vì ông là người nước ngoài có nhiều cống hiến cho Việt Nam.
Câu 4:
Em hãy tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói:
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
- Lời nói trực tiếp là: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
Câu 5:
Em hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống sau:
|
|
Sở Giáo dục và đào tạo |
|
|
Câu lạc bộ Tiếng Anh Tiểu học |
|
|
Ban công tác Thiếu Nhi Trung ương Đoàn |
|
|
Hội chữ thập đỏ Việt Nam |
S |
|
Sở Giáo dục và đào tạo |
Đ |
|
Câu lạc bộ Tiếng Anh Tiểu học |
S |
|
Ban công tác Thiếu Nhi Trung ương Đoàn |
S |
|
Hội chữ thập đỏ Việt Nam |
Câu 6:
Dựa vào bức tranh dưới đây, em hãy đặt một câu có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian và một câu có sử dụng trạng ngữ chỉ mục đích:
- Sáng sớm, hai bạn nhỏ đã ra vườn tưới rau.
- Để rau củ luôn tươi tốt, các bạn nhỏ luôn chăm chút chúng từng chút một.
Câu 7:
Nghe – viết
BÒ MẸ
(Trích)
Bò mẹ vừa đẻ con,
Chú bê vàng tí hon
Rúc đầu vào vú mẹ
Bú từng hồi rất ngon.
Bò mẹ quay nhìn con,
Đôi tai hơi động đậy,
Thấy ruồi trên lưng bê,
Đuôi bò mẹ phe phẩy.
Phạm Hổ
Chính tả
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
Câu 8:
Tập làm văn
Em hãy viết một bài văn ngắn hướng dẫn cách làm hộp bút từ vỏ chai nhựa.
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bài văn, hướng dẫn làm hộp bút từ vỏ chai nhựa, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu chiếc hộp bút làm từ chai nhựa.
Triển khai:
- Bước 1. Chuẩn bị: (1) Chai nhựa; (2) Kéo; (3) Màu nước; (4) Bút lông.
- Bước 2. Làm hộp bút: (1) Vẽ vòng tròn quanh thân chai (đánh dấu điểm cần cắt ở chai nhựa). (2) Cắt theo phần vừa đánh dấu. (3) Tô màu nước. (4) Vẽ họa tiết trang trí theo sở thích.
- Bước 3. Sử dụng hộp bút: Cho bút vào hộp.
Kết thúc
- Lời chúc: Chúc các bạn thành công.
Bài làm tham khảo
Trong cuộc sống ngày nay, thật không khó để ta có thể mua sắm được những món đồ dùng học tập xinh xắn, đáng yêu. Tuy nhiên, từ tiết học tái chế đồ nhựa ở môn Công nghệ mà cô giáo dạy tuần trước, em lại yêu thích những món đồ dùng học tập do tự tay mình sáng tạo ra từ chai nhựa. Trong số đó, em yêu thích nhất là chiếc hộp bút làm từ chai nhựa. Để làm ra được một chiếc hộp đựng bút khá đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng biết làm nó. Dưới đây là hướng dẫn làm hộp bút từ chai nhựa.
Để làm được chiếc hộp đựng bút, tùy theo sở thích cá nhân cũng như sự khéo léo của đôi bàn tay mỗi người mà ta cần chuẩn bị những nguyên liệu phù hợp. Với chiếc hộp đựng bút đơn giản, chúng ta cần tìm những nguyên liệu cần thiết gồm có: một chai nhựa, màu nước, bút lông và một chiếc kéo.
Sau khi tìm đủ nguyên liệu ta bắt tay vào làm hộp bút. Trước tiên ta vẽ vòng tròn quanh thân chai nhựa. Việc này chính là để ta đánh dấu điểm cần cắt. Sau đó ta dùng kéo cắt theo phần vừa đánh dấu. Như vậy, ta đã hoàn thiện được phần khung của hộp bút. Để cho hộ bút được đẹp, bắt mắt hơn thì ta sẽ đi vào tô màu, trang trí họa tiết. Từ phần màu nước đã chuẩn bị, ta có thể tô màu chủ đạo cho chiếc hộp bút theo sở thích cá nhân. Ta cũng có thể dán, vẽ thêm những hình dán các con thú, các nhân vật hoạt hình đáng yêu hay các bông hoa tí hon. Sau khi làm xong ta sẽ thấy chiếc hộp trông thật đẹp mắt. Và cuối cùng là xếp đặt ngay ngắn những dụng cụ học tập: bút, thước, tẩy, compa,..... và chiếc hộp bút mới.
Như vậy là chỉ với các dụng cụ, vật liệu đơn giản, dễ kiếm, ta đã có chiếc hộp bút xinh xắn cho góc học tập của mình. Và đặc biệt hơn, việc tái chế các chai nhựa như vậy chũng chính là góp phần bảo vệ môi trường sống. Chúc bạn sớm có một chiếc hộp đựng bút bằng chai nhựa xinh xắn nha.