Bài văn tả con mèo
“Meo ! Meo !”. Nghe những âm thanh dịu dàng quen thuộc, tôi liền cúi nhìn xuống. Mèo Mun đã đến bên tôi từ lúc nào. Nó ngồi cạnh chân tôi và ngước nhìn tôi bằng đôi mắt trong xanh ánh lên vẻ nũng nịu.
Mèo Mun nhà tôi đã được hơn một tuổi. Giờ đây Mun đã là một cô mèo đỏm dáng. Thân hình nó thon thả. Đôi tai mỏng dựng đứng trên cái đầu tròn như quả cam. Cái mũi ươn ướt màu trắng hồng như một cái khuy bạc nổi bật trên chiếc áo lông đen tuyền. Hàng ria mép trắng như cước, lúc nằm chơi lại rung lên nhè nhẹ. Cái đuôi mềm mại luôn ve vẩy.
Trong nhà, Mun quý nhất là tôi. Hễ thấy bóng tôi đi đâu về là nó chạy vội ra đón, vẻ mừng rỡ. Những lúc ấy trông Mun như một cô tiểu thư nhõng nhẽo. Tôi lại bế Mun lên và dành cho cô những cái vuốt ve âu yếm. Thế mà tối đến, Mun nhanh nhẹn và hoạt bát y hệt như một tráng sĩ. Không một con chuột nào xuất hiện mà thoát khỏi móng vuốt sắc nhọn của Mun.
Từ ngày có Mun, lũ chuột không dám đến nhà tôi quậy phá nữa. Cả nhà tôi đều phong cho Mun danh hiệu “Dũng sĩ diệt chuột”.
Câu “Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin được cử làm nhiệm vụ trực gác.” có mấy danh từ chung?
Trong câu “Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác.”, bộ phận nào là chủ ngữ?
Con chuồn chuồn nước (từ Rồi đột nhiên đến cao vút)
Trả lời câu hỏi: Cảnh quê hương hiện lên dưới tầm cảnh chú chuồn chuồn nước đẹp
như thế nào?
Đường đi Sa Pa (tử Xe chúng tôi đến lướt thướt liễu rủ)
Trả lời câu hỏi: Đường đi Sa Pa được tả trong đoạn văn có gì đẹp?
Ăng-co-vát (từ Toàn bộ khu đền đến các ngách)
Trả lời câu hỏi: Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?
Chính tôi có lỗi
Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lich Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác. Các học sinh trường quân sự được phân công trực gác hằng ngày. Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin, được cử làm nhiệm vụ trực giác. Anh ta cản đường Lê-nin không cho vào và nghiêm nghị nói:
- Xin đổng chí cho xem giấy ra vào!
- Nhưng kia là của nhà tôi! – Lê-nin sửng sốt giơ tay chỉ.
- Tôi không biết. - Người gác cửa trả lời. - Tôi được lệnh không cho ai đi qua nếu không có giấy va vào.
Lê-nin không tranh cãi, trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào đề về phòng mình. Khi giao ban, anh học sinh quân báo cáo với đồng chí chỉ huy về việc đó. Tất nhiên, cả Sở chỉ huy đều biết câu chuyện ấy, Đồng chí chỉ huy nghiêm giọng hỏi anh học sinh quân:
- Cậu có biết cậu không cho ai vào không?
- Tôi không biết.
- Chủ tịch Hội đồng Ủy viên nhân dân Lê-nin đấy!
Anh học sinh quân đỏ mặt và bối rối. Ngay lúc đó, anh chạy đến xin lỗi Lê-nin, Lê-nin bình tĩnh và nghiêm trang nghe anh nói, duy trong khóe mắt lấp lánh những đốm lửa tươi vui. Nghe xong, Lê-nin ôn tồn nói:
- Không, đồng chí không có lỗi gì cả. Chỉ thị của chỉ huy trưởng là pháp lệ. Chẳng lẽ tôi là Chủ tịch mà lại có thể vi phạm pháp lệnh hay sao? Chính tôi có lỗi, còn đồng chí đã giải quyết đúng.
Khi Lê-nin đi qua trạm gác để vào nhà, anh học sinh quân đã làm gì?
Vì sao khi nghe anh học sinh quân xin lỗi, trong khóe mắt Lê-nin lại "lấp lánh những ảnh loa tươi vui"?
Khi không được qua trạm gác để về nhà, Lê-nin đã hành động như thế nào?