Trong lớp tôi trước đây, Hùng là người có chữ viết xấu nhất lớp. Các bài làm của bạn ấy lúc nào cũng bị trừ điểm. Có nhiều chữ không đọc được. Các thầy cô đều nói: Chữ của Hùng chẳng khác nào “hàng rào ấp chiến lược”. Vậy mà bây giờ không chỉ so với trong lớp mà ngay cả toàn khối, không có nét chữ của bạn nào sánh được.
Đúng như câu tục ngữ đã nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hùng thường tâm sự với tôi: “Có được những nét chữ như bây giờ, mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức vất vả”. Mình còn nhớ lại, vào một buổi tối, cô giáo chủ nhiệm đến chơi nhà, trao đổi với bố mẹ mình về chữ viết của mình. Sau khi cô ra về, bố mẹ gọi mình lại nói chuyện. Bố quy định: “Bắt đầu từ sáng mai trở đi mỗi ngày con viết cho bố một bài chính tả trong sách giáo khoa. Ngày nào bố cũng kiểm tra”. Thế rồi mình bắt đầu vào trận.
Những ngày đầu thật vất vả, gò cho được một chữ đúng nét, ngay hàng thẳng lối đâu phải dễ dàng đối với mình. Nhiều khi viết cứng cả tay, chuột rút đau không thể tưởng. Có những bài phải viết ba bốn lần mới xong. Tháng đầu tiên quả là cực hình đối với mình. Nhiều lúc tưởng phải liều, bỏ cuộc. Nhưng nghĩ đến lời cô giáo nhắc nhở và nhất là nhìn nét mặt mẹ buồn buồn khi cầm những quyển tập của mình lên xem.
Rồi bố mình nữa, bố rất nghiêm khắc. Viết chưa xong, chưa đạt yêu cầu thì không được bước ra khỏi nhà nửa bước. Nghĩ cho cùng cô giáo hay bố mẹ nhắc nhở hay bắt buộc mình cũng chỉ vì sự tiến bộ của mình mà thôi. Nghĩ thế mà mình vui vẻ luyện tập. Tháng sau, chữ viết của mình tiến bộ trông thấy. Rồi suốt cả ba tháng hè năm lớp Ba mình đều thực hiện đều đặn lịch rèn luyện chữ viết. Mỗi lần viết xong, ngắm thấy những dòng chữ đều tắp, mình cứ muốn ngắm mãi và thầm cảm ơn bố mẹ thầy cô đã cho mình những nét chữ mềm mại, đẹp đẽ như bây giờ.
Chuyện về sự kiên trì tập luyện chữ viết của Hùng là vậy đó. Hùng đã trở thành một tấm gương cho lớp tôi và cả toàn tường noi theo: “Có công mài sắt, có ngày nên kim.”Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Chuyện về hai hạt lúa
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết rồi. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào?Gạch chân duới vị ngữ trong câu sau:
Nó chọn một góc tối trong kho lúa để lẫn vào đó.
Đây là kiểu câu kể:…………..
b) Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.
Nhân dân, nhân hậu, nhân ái, nhân tàu, công nhân, nhân đức, nhân từ, nhân loại.
Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa tới.