Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
B. Mại dâm và tổ chức, dẫn dắt mại dâm.
C. Lôi kéo trẻ em sử dụng chất kích thích (rượu, ma túy…).
D. Kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cho phép.
Đáp án đúng là: D
- Pháp luật nước Việt Nam không nghiêm cấm hành vi kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cho phép.
- Một số hành vi mà pháp luật Việt Nam nghiêm cấm:
+ Cấm đánh bạc dưới bất kì hình thức nào; nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.
+ Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý.
+ Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.
+ Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.
+ Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng văn hoá phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
(sgk – trang 59).
Cuối tuần A sang rủ P đi chơi bài ăn tiền cùng một nhóm bạn. Nếu là P em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?
Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
Khi phát hiện hành vi ngược đãi, bạo lực trẻ em, chúng ta cần gọi đến đường dây nóng tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, đó là số nào sau đây?
Hành vi của nhân vật nào sau đây vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội thì sẽ bị xử lý theo
Hành vi của chủ thể nào sau đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
Anh T có hành vi tổ chức tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Ông Q (bố anh T) biết sự việc, đã khuyên con trai bỏ trốn. Bà K (là mẹ của anh T) không đồng ý và khuyên con trai nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng. Trong trường hợp trên, nhân vật nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?