Thông qua một ví dụ cụ thể, hãy phân tích mối liên hệ giữa một lĩnh vực/ ngành khoa học xã hội và nhân văn hoặc khoa học tự nhiên mà em thích.
* Lưu ý:
- Học sinh trình bày theo qua điểm/ sở thích của cá nhân.
- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.
* Một số ví dụ tham khảo:
- Ví dụ về mối liên hệ giữa sử học với ngành khoa học tự nhiên: trong tác phẩm “Chiếc nút áo của Napoleon – 17 phân tử thay đổi lịch sử”, bằng những hiểu biết khoa học về nguyên tố thiếc (Sn), hai tác giả Penny Le Couteur và Jay Burreson đã đưa ra một cách luận giải, một nhận thức lịch sử thú vị về nguyên nhân dẫn đến thất bại của đội quân do Napoleon chỉ huy khi tiến quân xâm lược nước Nga (vào năm 1812). Theo hai tác giả này: nút áo của đội quân hơn 700.000 người do Napoleon chỉ huy đều được làm từ bằng thiếc. Tuy nhiên, thiếc lại có thể biến thành bột vụn ở nhiệt độ dưới -30°C. Trong khi đó, nhiệt độ -30°C lại là nền nhiệt bình thường của mùa đông ở Nga. Vì phải chịu lạnh do không thể “cài nút áo” được, đội quân của Napoleong ngày càng suy yếu và thất bại thảm hại dưới cái lạnh khủng khiếp trong cuộc xâm lược này.
- Ví dụ về mối liên hệ giữa sử học với ngành khoa học xã hội và nhân văn: tác phẩm Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, tư tưởng:
+ Giá trị lịch sử được thể hiện ở việc: sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lơi, Nguyễn Trãi thừa lệnh của chủ tưởng Lê Lợi soạn thảo ra bản Bình Ngô Đại cáo để bố cáo thiên hạ. Tác phẩm này đã tổng kết lại cuộc khởi nghĩa quật cường của dân tộc Đại Việt: từ những ngày khổ cực, đau thương dưới ách thống trị của nhà Minh; những ngày gian lao trên núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng như Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang…
+ Giá trị văn học: Bình Ngô Đại cáo là một văn bản chính luận được đánh giá cao về hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dân tộc.
+ Giá trị tư tưởng: Bình Ngô Đại cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?
Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của hiện thực lịch sử?
Một đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?
Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?
“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.
(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101)
“Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
Sử học có vai trò như thế nào trong sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hoá?
Trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác so với văn minh Ai Cập?
Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?
Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?
Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,... Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?