Khái niệm văn minh, văn hóa giống và khác nhau như thế nào? Nêu một ví dụ để chứng minh.
* So sánh khái niệm văn minh, văn hóa (Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm)
|
Văn hóa |
Văn minh |
Giống nhau |
- Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. |
|
Khác nhau |
Bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay |
Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. |
* Ví dụ: (Mỗi ví dụ đúng được 0,25 điểm)
- Việc Người tối cổ phát minh ra cách lấy lửa là biểu hiện của văn hóa (vì ở thời nguyên thủy, con người vẫn ở trong trạng thái dã man, trình độ tổ chức xã hội còn rất thấp).
- Công trình Đấu trường La Mã vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì:
+ Đây là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (biểu hiện của văn hóa).
+ Đấu trường Cô-li-dê ra đời vào khoảng thế kỉ I khi mà người La Mã đã xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh, rộng lớn, nền văn hóa La Mã cổ đại đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).
* Lưu ý:
- Học sinh trình bày theo qua điểm/ sở thích của cá nhân.
- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.
Lịch sử và văn hóa có vai trò như thế nào đối với sự phát triển ngành du lịch?
Các công trình kiến trúc của cư dân Ấn Độ thời cổ - trung đại có điểm gì nổi bật?
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?
Con đường thương mại khởi đầu từ Trung Hoa, đi qua khu vực Trung Á, tới Địa Trung Hải và châu Âu được gọi là
Thông qua một ví dụ cụ thể, hãy phân tích mối liên hệ giữa một lĩnh vực/ ngành khoa học xã hội và nhân văn hoặc khoa học tự nhiên mà em thích.
Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là biểu tượng của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại?
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đối tượng nghiên cứu của sử học?
Kết nối lịch sử với cuộc sống là việc: sử dụng tri thức lịch sử để
Để xác định giá trị của khu danh thắng Tràng An, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?