IMG-LOGO

Câu hỏi:

10/07/2024 47

Anh/ Chị nhận biết được những thông điệp nào từ bài thơ? Những thông điệp đó gợi liên tưởng đến truyền thống đạo lí nào của dân tộc? Tìm một số câu tục ngữ hoặc ca dao có cùng chủ đề với bài thơ trên

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Bài thơ chứa đựng nhiều thông điệp có ý nghĩa sâu sắc: sự cảm thông, chia sẻ; lòng nhân ái và tình người âm áp, bao dung… Học sinh có thê liên hệ vói truyên thống đạo lí của dân tộc được thể hiện qua các câu tục ngữ, ca dao như:

– Ăn mày là ai? Ăn mày là ta/Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày.

– Hơn nhau tấm áo manh quần/ Thả ra bóc trần ai cũng như ai.

– Bầu ơi thương lẩy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

– Thương người như thể thương thân.

– Của cho đi là của đế dành…

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn.

Xem đáp án » 27/06/2023 110

Câu 2:

Anh/chị hiểu thế nào về lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:

“Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào?”

Xem đáp án » 27/06/2023 79

Câu 3:

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

 

Nhà mình sát đường họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

 

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

 

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này.

(Trần Nhuận Minh)

 

Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên ?

Xem đáp án » 27/06/2023 61

Câu 4:

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Con không…” ?

Xem đáp án » 27/06/2023 56

Câu 5:

Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “hành khất” mà không phải là “người ăn mày” trong câu đầu ?

Xem đáp án » 27/06/2023 52

Câu 6:

Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ ?

Xem đáp án » 27/06/2023 52