Chỉ ra và phân tích ý tác dụng của biện pháp so sánh trong khổ thơ thứ hai
Biện pháp so sánh trong khổ thơ 2: “Giữa quê hương mà như kiếp đi đày” nói về năm tháng chiến tranh ác liệt của dân tộc, những người dân họ sống trên mảnh đất quê hương mà như người tù khổ sai, lao dịch trước sự áp bức bóc lột của thực dân trong chiến tranh
=> Bộc lộ nỗi đau xót trước tình cảnh của nhân dân và lòng căm thù giặc sâu sắc.Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu nói: Ý chí là con đường về đích sớm nhất.
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Hùng vĩ thay, toàn thân đất nước
Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa
Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước
Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa
Đã qua, thuở âm u bóng giặc
Trắng khăn tang, tàn lụi cỏ cây
Đã qua, mỗi đêm Nam ngày Bắc
Giữa quê hương mà như kiếp đi đày (…)
Tôi lại mơ … Trên Thái Bình Dương
Tổ quốc ta như một thiên đường
Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống
Của tự do, hy vọng, tình thương…
(Trích Vui thế, hôm nay … - Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 1999)
Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên
Trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã dùng những hình ảnh nào để làm rõ sự “hùng vĩ” của “toàn thân đất nước”?