Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về sự bao dung trong cuộc sống.
I - Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Mỗi con người trong cuộc đời này đều có những đức tính vô cùng tốt đẹp
- Nêu vấn đề nghị luận: Một trong những đức tính mà mỗi người cần có để tự hoàn thiện nhân cách bản thân chính là sự khoan dung
II - Thân bài
1. Giải thích: sự khoan dung là gì?
- Khoan dung: có tấm lòng rộng mở, độ lượng, biết tha thứ cho những lỗi lầm mà người khác mắc phải khi người ta biết sửa chữa, khắc phục lỗi của mình
- Sự khoan dung - đức tính tố đẹp để xã hội trở nên văn minh, yêu thương hơn
2. Tại sao con người cần có sự khoan dung?
- Con người không ai là hoàn hảo, chúng ta ai cũng đã từng có lần mắc phải sai lầm trong cuộc đời nên cần phải học cách khoan dung với mọi người
- Khoan dung sẽ khiến cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp, mọi người sống nhẹ nhàng, chân thành, cởi mở...
- Khoan dung giúp cho mối quan hệ giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn
- Khoan dung còn là cách để động viên, an ủi người khác và chính bản thân mình sau mỗi lỗi sai
- Khoan dung giúp con người nhận được sự kính trọng từ người khác
- Khoan dung gợi nên những phẩm chất tốt đẹp khác của con người
3. Biểu hiện của sự khoan dung
- Cha mẹ tha thứ cho những lỗi lầm của con cái mắc phải khi chúng biết sửa lỗi, luôn bên cạnh động viên, khích lệ và ủng hộ
- Pháp luật có những sự khoan hồng đối với phạm nhân khi mà họ cải tạo tốt và biết nhận ra những sai lầm để sửa chữa, để trở thành người lương thiện khi trở về với xã hội
- Bạn bè tha thứ cho nhau khi giận hờn
- Thầy cô tha thứ cho những lỗi lầm của học trò khi học trò biết sửa đổi
4. Cần làm gì để có được sự khoan dung
- Mỗi người cần phải học cách tha thứ, mỉm cười đương đầu với khó khăn
- Suy nghĩ theo hướng tích cực, nhìn đời bằng con mắt lạc quan
- Lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông với những người xung quanh
- Liên hệ bản thân
III - Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: khoan dung là một đức tính cao đẹp, là cách để cuộc sống có nhiều sự yêu thương
- Bài học: Hãy luôn sống giàu sự khoan dung và vị tha, biết thấu hiểu nhau hơn. Nếu như mỗi người biết đặt bản thân vào vị trí của người khác thì cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều.Nhân vật lịch sử được nhắc đến trong câu thơ sau là ai? Xuất hiện trong thời đại phong kiến nào?
Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo
Bia khắc dấu rêu hoen.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:
Bóng tháp hình trâm ngọc,
Gương sông ánh tóc huyền.
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Cửa biển có non tiên,
Từng qua lại mấy phen
Cảnh tiên rơi cõi tục,
Mặt nước nổi hoa sen
Bóng tháp hình trâm ngọc,
Gương sông ánh tóc huyền.
Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo
Bia khắc dấu rêu hoen”.
(Dục Thúy Sơn – Nguyễn Trãi, NXB Văn học.)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong bài thơ.
Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong 4 câu thơ đầu.
Qua nội dung bài thơ, em rút ra thông điệp gì cho bản thân? Hãy lí giải trong một đoạn văn từ 3-5 câu.