Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 85

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bên sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.

2. Thân bài:

2.1. Phân tích nhân vật:

a. Ngoại hình:

- Trước khi tham gia chiến tranh:

+ Tóc dì dài, đen óng mượt, phải lấy ghế đứng lên để chải.

+ Mái tóc của dì khiến chú San bên nhà nhìn trộm cũng phải giật mình.

+ Khi đi trước gió, tóc dì bồng bềnh.

=> Nét đẹp dịu dàng.

+ Lúc tắm với Mai ở sông, dì Mây để lộ ra chiếc cổ trắng ngần, ngực căng đầy, mắt sáng, lung linh.

=> Vẻ đẹp thuần khiết, trong trẻo.

- Sau khi tham gia chiến tranh:

+ Tóc dì xơ, rụng nhiều.

+ Bị mất một bên chân do mảnh đạn phạt vào.

=> Chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, sắc đẹp của dì Mây.

b. Vẻ đẹp phẩm chất, tính cách:

- Dì Mây là người con gái chung thủy:

+ Suốt thời gian dài làm nhiệm vụ cứu chữa người bệnh ở rừng Trường Sơn, dì Mây không lúc nào là không nhớ đến chú San, "Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh.".

=> Dù xa nhau nhưng lúc nào dì cũng mang nặng tình yêu thương đối với chú San.

- Kiên quyết, dứt khoát:

+ Thái độ dì Mây vô cùng dứt khoát. Dù lòng còn yêu nhưng khi thấy chú San đã cưới vợ, dì Mây chấp nhận phần thiệt về mình.

+ Dì cương quyết từ chối lời đề nghị của chú San "Mây à! Chúng ta sẽ làm lại", khuyên chú nên về sống hạnh phúc với vợ.

=> Dì Mây rất rạch ròi, dứt khoát, suy nghĩ thấu đáo trong mọi việc.

- Nghị lực, mạnh mẽ:

+ Chịu nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng dì Mây vẫn tiếp tục sống.

+ Dì bị mất một chân nhưng hàng ngày vẫn giúp ông chèo đò.

- Tấm lòng nhân hậu, giàu lòng bao dung:

+ Dì Mây không bao giờ lấy tiền đi đò của lũ trẻ cấp 3.

+ Trạm xá không có người, dì đảm đương công việc. Nhiều đêm mưa, dì đi đến nhà cứu chữa cho bệnh nhân.

+ Dì luôn đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích của bản thân, chấp nhận đi bộ coi như tập thể dục.

+ Vợ chú San sinh khó, dì sẵn lòng giúp đỡ, không mảy may đến lời cảnh báo của thím Ba.

+ Khi thím Ba mất, dì dang rộng vòng tay, yêu thương, chăm sóc thằng Cún như con đẻ của mình.

- Dũng cảm, kiên cường, không sợ hiểm nguy: Là một y sĩ Trường Sơn, dì không ngại gian lao, vất vả. Dì chắn cửa hầm che chở thương binh. Cô y sĩ bị phạt vào chân còn người lính công binh vẫn lành lặn.

=> Tinh thần quật cường của người lính cụ Hồ.

2.2. Đánh giá nhân vật:

- Dì Mây vừa mang vẻ đẹp của người lính cụ Hồ vừa mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

- Số phận của dì Mây cũng chính là hoàn cảnh của những người bước ra từ chiến tranh.

3. Kết bài:

- Khẳng định vai trò của nhân vật đối với tác phẩm.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên?

Xem đáp án » 27/06/2023 67

Câu 2:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.

Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:

- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.

Đứa khác nói:

- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.

Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:

- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?

Sơn ưỡn ngực đáp:

- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.

Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:

- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.

Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:

- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

- Sao không bảo u mày may cho?

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui..

(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam, Văn học 8, tập 1,

trang 56, NXB Giáo dục – 2001)

 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là:

Xem đáp án » 27/06/2023 63

Câu 3:

Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây:

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí,…

Xem đáp án » 27/06/2023 60

Câu 4:

Qua đoạn trích, em thấy Hiên và cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm, An-đéc-xen) giống nhau ở điểm nào?

Xem đáp án » 27/06/2023 57

Câu 5:

Không gian được miêu tả trong đoạn trích là:

Xem đáp án » 27/06/2023 53

Câu 6:

Hình ảnh quán chợ và những đứa trẻ nghèo được miêu tả trong đoạn trích có nét tương đồng với hình ảnh xuất hiện trong tác phẩm nào?

Xem đáp án » 27/06/2023 52

Câu 7:

Nhân vật được nhà văn tập trung khắc họa trong đoạn trích trên là:

Xem đáp án » 27/06/2023 49

Câu 8:

Theo em, những phương diện thể hiện giá trị nhân đạo của đoạn trích là gì?

Xem đáp án » 27/06/2023 48

Câu 9:

Lòng thương người của Sơn được thể hiện rõ nhất qua chi tiết nào?

Xem đáp án » 27/06/2023 45

Câu 10:

Chi tiết Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ nghèo và chi tiết thấy Hiên đứng nép một chỗ, Lan vẫy tay gọi ra chơi cùng cho thấy Sơn và Lan là những đứa trẻ như thế nào?

Xem đáp án » 27/06/2023 41