Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
I. Mở bài
- Đôi khi để thành công trong công việc không thể chỉ dựa vào sức mạnh của cá nhân mà phải cần đến sức mạnh của tập thể, của sự đoàn kết.
- Vậy đoàn kết có giá trị, như thế nào trong xã hội của chúng ta?
II. Thân bài
1. Giải thích (Đặt câu hỏi: Là gì?)
- Đoàn kết: nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn làm.
2. Biểu hiện (Đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Vì sao?)
- Tại sao chúng ta phải có tinh thần đoàn kết trong mọi việc?
+ Là yếu tố đi đầu dẫn đến mọi thành công trong công việc.
+ Tình đoàn kết tạo nên một sức mạnh lớn lao, vĩ đại.
- Dẫn chứng: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tinh thần đoàn kết được thể hiện thông qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
- Một số câu tục ngữ, ca dao tham khảo:
+ Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
+ Vì đồng lòng mà việc nhỏ thành lớn; vì bất hòa mà việc lớn thành tan vỡ.
+ Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.
+ Chết cả đống còn hơn sống một người.
+ Dân ta nhớ lấy chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
+ Chung lưng đấu cật.
+ Nhiều tay vỗ nên kêu.
+ Góp gió thành bão.
+ Một hòn đắp chẳng nên non/Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.
+ Kề vai sát cánh.
+ Đồng tâm hiệp lực.
3. Bình luận
- Phê phán, lên án những con người đoàn kết lại để làm việc xấu, gây phương hại đến những người khác.
- Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết trong lớp. Có học sinh chỉ vì lợi ích cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp…
- Dẫn chứng: trong lớp học, trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đình…
III. Kết bài
- Tinh thần đoàn kết là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.
- Bản thân luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xung quanh tạo nên tình đoàn kết theo đúng nghĩa của nó.
Từ nội dung văn bản, anh chị hãy viết đoạn văn ngắn trình bày về vai trò của sáng tạo trong cuộc sống.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Nhiều năm trước, trong trại tập trung Auschiwitz của phát xít Đức, một người cha Do Thái đã nói với con trai rằng: “Bây giờ chúng ta không có của cải gì. Tài sản duy nhất mà chúng ta có chính là trí tuệ. Do vậy, khi người khác trả lời 1+1=2, con hãy tư duy rằng 1+1>2”. Cậu con trai nghe xong nghiêm túc gật đầu. Sau đó, hai cha con may mắn sống sót.
Năm 1946, người cha dẫn con đến thành phố Houston (Mỹ) buôn bán đồ uống. Một hôm, người cha gọi con trai đến và hỏi:
“Con biết giá trị một cân đồng là bao nhiêu không?”
“Dạ thưa cha, 35 xu ạ” – cậu bé đáp chắc nịch.
“Không sai, bây giờ tất cả mọi người ở bang Texas đều biết giá mỗi cân đồng là 35 xu. Nhưng đối với người Do Thái chúng ta, con nên biết mỗi cân đồng nhiều hơn 35 xu. Con hãy thử dùng một cân đồng này làm khóa cửa xem sao” – ông bố từ tốn trả lời.
Nghe lời cha, người con dùng đồng làm khóa cửa, chế tạo dây cót đồng hồ Thụy Sỹ và làm huy chương cho thế vận hội Olympic. Anh đã bán một cân đồng với giá 3.500 đô la.
Năm 1974, chính phủ kêu gọi các công ty và tổ chức thanh lý phế liệu dưới chân tượng nữ thần tự do. Trong khi chẳng một công ty nào “mặn mà” với việc này, thì người con trai lập tức tới ký kết hợp đồng với chính phủ và bắt tay làm việc ngay khi biết tin.
Anh đem nung chảy những vật liệu đồng còn dư thừa và đúc thành một bức tượng nữ thần tự do loại nhỏ. Bùn đất và gỗ mục, anh chế biến gia công làm thành chân đế của bức tượng. Chì và nhôm anh làm thành những chiếc khóa và rao bán rộng rãi trên thị trường. Thậm chí, bụi bẩn trên tượng nữ thần, anh cũng sai người cạo xuống và bán cho những người trồng hoa. Sau ba tháng, anh đã biến đống phế liệu đó thành một món tiền có giá lớn hơn cả 3.500 đô la Mỹ. Như vậy, giá trị của mỗi cân đồng đã tăng lên gấp hơn một vạn lần so với ban đầu.
Cậu bé người Do Thái đó chính là Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Mc Call sau này.
Câu chuyện trên cho thấy giá trị thực sự không nằm ở bản thân sự vật mà nằm ở việc con người biết vận dụng đầu óc, trí tuệ để sử dụng vật đó thế nào. Đó cũng chính là tư duy khác biệt tạo nên người giàu và kẻ nghèo, khi tất cả mọi người cho rằng 1+1=2 thì bạn nên kiên trì quan điểm của mình 1+1>2.
(Bài học tư duy làm giàu khác biệt của người Do Thái – Tri thức trẻ)
Nêu nội dung chính của văn bản.
Người con trong câu chuyện đã làm gì để mỗi cân đồng có giá trị hơn 35 xu?