Mọi biến dùng trong chương trình đều phải được khai báo tên biến và kiểu dữ liệu của biến
Tên biến dùng để xác lập quan hệ giữa biến với địa chỉ bộ nhớ nơi lưu trữ giá trị của biến
Trong ngôn ngữ Pascal, cấu trúc chung của khai báo biến có dạng:
Var < Danh sách biến >:< Kiểu dữ liệu >;
Trong đó:
- Var: là từ khoá dùng để khai báo biến. Có thể khai báo nhiều danh sách biến có những kiểu dữ liệu khác nhau
- Danh sách biến: tên các biến được viết cách nhau bởi dấu phẩy ",".
- Kiểu dữ liệu: là một kiểu dữ liệu chuẩn
Trong ngôn ngữ Pascal, cấu trúc chương trình của khai báo biến như sau:
*Ví dụ:
Xét khai báo biến:
Var
X, Y, Z: real;
C: char;
I, J: byte;
N: word;
Tổng bộ nhớ cần cấp phát (Dựa vào bảng Bộ nhớ lưu trữ một giá trị của các kiểu dữ liệu đã học:
- X (6 byte); Y (6 byte); Z (6 byte);
- C (1 byte); Y (1 byte); J (1 byte);
- N (2 byte);
- Tổng 23 byte
Khi khai báo biến cần lưu ý:
- Cần đặt tên biến sao cho gợi nhớ đến ý nghĩa của nó.
*Ví dụ: Cần đặt tên hai biến biểu diễn điểm toán, điểm tin thì không nên vì ngắn gọn mà đặt tên biến là d1, d2 mà nên đặt là dtoan, dtin
- Không nên đặt tên quá ngắn hay quá dài, dễ dẫn đến mắc lỗi hoặc hiểu nhầm.
*Ví dụ: Không nên dùng d1, d2 hay diemmontoan, diemmontin cho điểm toán, điểm tin của học sinh
- Khai báo biến cần quan tâm đến phạm vi giá trị của nó.
*Ví dụ: Khi khai báo biến biểu diễn số học sinh của một lớp có thể sử dụng kiểu byte, nhưng biến biểu diễn số học sinh của toàn trường thì phải thuộc kiểu word
Xét công tác quản lý hồ sơ học bạ. Trong số các việc sau, việc nào thuộc nhóm thao tác cập nhật hồ sơ
Xét tệp hồ sơ học bạ của một lớp. Các hồ sơ được sắp xếp giảm dần theo điểm trung bình của học sinh. Việc nào dưới đây đòi hỏi phải duyệt tất cả các hồ sơ trong tệp?
Để chỉ định khóa chính cho một bảng, sau khi chọn trường, ta thực hiện:
Trong Access khi ta nhập dữ liệu cho trường “Ghi chú” trong CSDL (dữ liệu kiểu văn bản) mà nhiều hơn 255 kí tự thì ta cần phải định nghĩa trường đó theo kiểu nào?
Cho các thao tác sau:
1. Mở cửa sổ CSDL, chọn đối tượng Table trong bảng chọn đối tượng
2. Trong cửa sổ Table: gõ tên trường, chọn kiểu dữ liệu, mô tả, định tính chất trường
3. Tạo cấu trúc theo chế độ thiết kế
4. Đặt tên và lưu cấu trúc bảng
5. Chỉ định khóa chính
Để tạo cấu trúc một bảng trong CSDL, ta thực hiện lần lượt các thao tác:
Để thực hiện mẫu hỏi ( đưa ra kết quả của truy vấn) ta có thể sử dụng cách nào sau đây?
Xét tệp lưu trữ hồ sơ học bạ của học sinh, trong đó lưu trữ điểm tổng kết của các môn Văn, Toán, Lí, Sinh, Sử, Địa. Những việc nào sau đây không thuộc thao tác tìm kiếm?
Khi chọn dữ liệu cho các trường chỉ chứa một trong hai giá trị như: trường “giới tính”, trường “đoàn viên”, ...nên chọn kiểu dữ liệu nào để sau này nhập dữ liệu cho nhanh?
Khi làm việc với cấu trúc bảng, để xác định kiểu dữ liệu của trường, ta xác định tên kiểu dữ liệu tại cột:
Nhập vào từ bàn phím một xâu. Kiểm tra xâu đó có phải là xâu đối xứng hay không. Xâu đối xứng có tính chất: đọc nó từ phải sang trái cũng thu được kết quả giống như đọc trái sang phải (còn được gọi xâu palindrome).
Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự từ bàn phím. Tìm xâu đảo ngược của xâu đó rồi in kết quả ra màn hình theo 2 cách: Đệ qui và không đệ qui.