Máy tính gồm những bộ phận nào? Chức năng của các bộ phận máy tính?
Các bộ phận cơ bản của máy tính bao gồm hàng trăm linh kiện khác nhau, nhưng chúng ta không cần phải đi sâu về từng loại. Các bạn chỉ cần chú ý đến một số thành phần chính như bo mạch chủ, bộ xử lý trung tâm (CPU), RAM, nguồn (PSU), thiết bị lưu trữ cố định (Ổ cứng) và card màn hình (VGA). Đây đều là những thành phần riêng biệt, đảm nhiệm chức năng khác nhau để giúp máy tính hoạt động.
*Chức năng các bộ phận của máy tính
- Bo mạch chủ (Mainboard)
Bo mạch chủ còn được gọi là mainboard, đây là nơi chứa tất cả thành phần của máy tính. Nó có các khe cắm để liên kết các thành phần quan trọng, bao gồm: CPU, RAM, thiết bị lưu trữ, VGA… Bên cạnh đó, bo mạch chủ còn có thể gắn trực tiếp bởi một số bộ phận khác, điển hình như chất bán dẫn oxit kim loại (CMOS).
- Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)
Random Access Memory hay còn được gọi tắt là RAM, nó được biết đến như là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. RAM thường được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu tạm thời, các thông tin phần mềm và các chương trình mà máy tính đang sử dụng. Do đó, toàn bộ dữ liệu trên RAM sẽ chỉ lưu trữ tạm thời, nó sẽ mất đi khi máy tính bị tắt nguồn. Các loại RAM hiện có là RAM DDR2, DDR3, DDR4, DDR5, DDR6.
- Bộ phận xử lý trung tâm (CPU)
CPU (Central Processing Unit) là thành phần quan trọng nhất của máy tính, nó cũng là nơi chứa các bộ vi xử lý. Một CPU đủ mạnh sẽ tối ưu hiệu suất của phần mềm lẫn phần cứng máy tính. Hiện tại, có hai loại kiến trúc CPU phổ biến là 32 bit và 64 bit với sự xuất hiện của hai hãng sản xuất gần như độc quyền là AMD và Intel. Nhìn chung, CPU được xem như là bộ não của máy tính, mọi truy cập, xử lí dữ liệu cần phải thông qua CPU trước khi hiển thị ra màn hình.
- Đơn vị cung cấp điện (PSU)
Nguồn điện ổn định sẽ giúp cho máy tính hoạt động hết công suất, nếu không có nguồn điện đảm bảo thì mọi thứ sẽ không thể hoạt động. Vì vậy, nguồn điện (PSU) sẽ đóng vai trò cung cấp điện cho CPU thông qua các loại cáp chuyên dụng. Trước khi quyết định lựa chọn PSU, bạn nên nghiên cứu thông số kỹ thuật của card màn hình và CPU để lựa chọn công suất PSU phù hợp.
- Thiết bị lưu trữ cố định (Ổ cứng hoặc SSD)
Ổ cứng có vai trò lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên thiết bị máy tính, bao gồm phần mềm và cả hệ điều hành. Có hai loại ổ cứng thường được sử dụng trong thời điểm hiện tại là HDD và SSD. Mỗi loại đều sở hữu ưu, nhược điểm riêng biệt cho nên bạn nên lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình. HDD sở hữu giá thành rẻ hơn, nhưng bù loại tốc độ đọc, ghi và xử lý thông tin của nó sẽ chậm hơn đáng kể so với SSD.
- Lưu trữ di động: DVD-ROM hoặc Blu-ray
Bộ lưu trữ di động thường là ổ đĩa DVD-ROM hoặc Blu-ray thường được biết đến với khả năng đọc và ghi dữ liệu. Ngày nay, bộ lưu trữ di động không phổ biến như trước đây bởi sự phát triển của USB hay đầu đọc thẻ nhớ.
- Quạt làm mát
Máy tính hoạt động lâu dài không thể tránh khỏi tình trạng CPU quá nhiệt, đây là lúc quạt làm mát phát huy tác dụng. Việc trang bị quạt tản nhiệt là cách phổ biến nhất để làm mát CPU, nó có tác dụng hút không khí mát vào và bổ sung không khí nóng ra ngoài. Nếu bạn có điều kiện hơn, trang bị hệ thống làm mát bằng nước sẽ tối ưu hóa quá trình làm mát trên máy tính.
- Card đồ họa (GPU)
Card đồ họa hay còn biết đến với tên gọi bộ xử lý đồ họa liên kết máy tính với màn hình. Tác dụng chính của card đồ họa là xử lý tất cả những dữ liệu liên quan đến hình ảnh, video và xuất ra màn hình hiển thị. Sự phát triển mạnh mẽ của các trò chơi, phần mềm biên tập video hiện tại yêu cầu card đồ họa có thông số cao hơn để phục vụ các tác vụ một cách nhanh chóng.
- Thẻ âm thanh
Thẻ âm thanh thực chất là các cổng kết nối, nó có tác dụng kết nối trực tiếp đến card âm thanh trên máy tính. Giống với card màn hình, card âm thanh sẽ tích hợp trong bo mạch chủ. Sự xuất hiện của thẻ âm thanh sẽ giúp cho chất lượng xử lý âm thanh trên máy tính tối ưu hơn với các công nghệ hiện đại như âm thanh vòm Dolby 7.1. Trong một số trường hợp, bạn có thể lựa chọn các thẻ âm thanh chuyên dụng để nâng cao trải nghiệm âm thanh trên máy tính.
Xét công tác quản lý hồ sơ học bạ. Trong số các việc sau, việc nào thuộc nhóm thao tác cập nhật hồ sơ
Xét tệp hồ sơ học bạ của một lớp. Các hồ sơ được sắp xếp giảm dần theo điểm trung bình của học sinh. Việc nào dưới đây đòi hỏi phải duyệt tất cả các hồ sơ trong tệp?
Để chỉ định khóa chính cho một bảng, sau khi chọn trường, ta thực hiện:
Trong Access khi ta nhập dữ liệu cho trường “Ghi chú” trong CSDL (dữ liệu kiểu văn bản) mà nhiều hơn 255 kí tự thì ta cần phải định nghĩa trường đó theo kiểu nào?
Cho các thao tác sau:
1. Mở cửa sổ CSDL, chọn đối tượng Table trong bảng chọn đối tượng
2. Trong cửa sổ Table: gõ tên trường, chọn kiểu dữ liệu, mô tả, định tính chất trường
3. Tạo cấu trúc theo chế độ thiết kế
4. Đặt tên và lưu cấu trúc bảng
5. Chỉ định khóa chính
Để tạo cấu trúc một bảng trong CSDL, ta thực hiện lần lượt các thao tác:
Để thực hiện mẫu hỏi ( đưa ra kết quả của truy vấn) ta có thể sử dụng cách nào sau đây?
Xét tệp lưu trữ hồ sơ học bạ của học sinh, trong đó lưu trữ điểm tổng kết của các môn Văn, Toán, Lí, Sinh, Sử, Địa. Những việc nào sau đây không thuộc thao tác tìm kiếm?
Khi chọn dữ liệu cho các trường chỉ chứa một trong hai giá trị như: trường “giới tính”, trường “đoàn viên”, ...nên chọn kiểu dữ liệu nào để sau này nhập dữ liệu cho nhanh?
Khi làm việc với cấu trúc bảng, để xác định kiểu dữ liệu của trường, ta xác định tên kiểu dữ liệu tại cột:
Nhập vào từ bàn phím một xâu. Kiểm tra xâu đó có phải là xâu đối xứng hay không. Xâu đối xứng có tính chất: đọc nó từ phải sang trái cũng thu được kết quả giống như đọc trái sang phải (còn được gọi xâu palindrome).
Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự từ bàn phím. Tìm xâu đảo ngược của xâu đó rồi in kết quả ra màn hình theo 2 cách: Đệ qui và không đệ qui.