Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

03/07/2024 507

Có bao nhiêu nguyên nhân dưới đây là đúng khi giải thích hiệu quả của hô hấp hiếu khi cao hơn so với hô hấp kị khí?

  1. Cơ chất trong hô hấp hiếu khí được phân hủy triệt để hơn so với lên men.

  2. Trong điều kiện thiếu oxi, các enzim hoạt động yếu.

  3. Trong hô hấp hiếu khí không có sự tiêu tốn năng lượng ATP để hoạt hóa cơ chất

  4. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi vận chuyển điện tử hình thành các coenzim dạng khử, có lực khử mạnh như NADH2, FADH2.

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Chọn đáp án D

Các phát biểu số I và IV đúng.

Một số đặc điểm chính của quá trình phân giải hiếu khí và kị khí:

- Quá trình phân giải kị khí: là một quá trình được xúc tác bởi nhiều enzim và không có sự tham gia của oxi. Phân tử đường lần lượt trải qua các giai đoạn: hoạt hóa; cắt đôi phân tử hexoz (6C) tạo thành 2 phân tử trioz (3C); loại hidro của trioz photphat tạo thành photpho glixerat; chuyển sản phẩm trên thành piruvat; khử piruvat tạo thành lactat hoặc decacboxil hóa khử để tạo thành etanol.

* Giai đoạn hoạt hóa phân tử hexoz: giai đoạn này bao gồm 3 phản ứng: phản ứng tạo thành glucoseó- p từ glucose (sử dụng 1 ATP và nhờ enzim photphoglucokinaz); sau đó glucose6-P chuyển sang dạng đồng phân của nó là fructose6-P (dưới sự xúc tác của enzim izomeraz); fructose6-P tiếp tục bị phosphoril hóa lần 2 nhờ enzim photphofructokinaz với sự tham gia của phân tử ATP thứ hai. Sản phẩm cuối cùng là fructosel,6-diP.

Do có cấu tạo đối xứng nên dễ bị cắt mạch cacbon ở điểm giữa.

* Giai đoạn cắt mạch cacbon: fructosel,6-diP dưới sự xúc tác của aldolaz sẽ bị phân li thành 2 phân tử glixer aldehit3-P.

* Giai đoạn oxi hóa khử: kết thúc giai đoạn này glixeraldehit3-P sẽ được chuyển thành 2- photphoglixerat.

* Sự tạo thành piruvat: 2-photphoglixerat sẽ được loại nước và chuyển gốc photphat cao năng sang cho ADP để tạo ATP và piruvat.

* Từ piruvat tạo thành các sản phẩm cuối cùng là lactat hay etanol.

Như vậy ta thấy rằng, sự oxi hóa kị khí 1 phân tử glucose thành 2 phân tử piruvat đã sử dụng 2 ATP và tạo ra được 4 ATP. Như vậy quá trình này đã tạo ra được 2 ATP. So với năng lượng dự trữ của phân tử glucose, thì quá trình này chỉ giải phóng được một phần nhỏ năng lượng. Phần lớn năng lượng vẫn còn dự trữ trong các sản phẩm cuối cùng (lactat, etanol...).

- Quá trình phân giải hiếu khí: có thể chia quá trình này thành 4 giai đoạn chính:

* Từ glucose đến piruvat: các phản ứng giống với đường phân kị khí.

* Từ piruvat đến axetil CoA.

* Oxi hóa axetil CoA trong chu trình Krebs.

* Oxi hóa các coenzim khử qua chuỗi hô hấp. Trong điều kiện có oxi, piruvat bị oxi hóa hoàn toàn đến CO2 và H2O.

Khi kết thúc chu trình Krebs, sản phẩm tạo ra gồm 2FADH2 và 10NADH2, 6ATP.

Qua chuỗi hô hấp (chuỗi truyền e, mỗi phân tử FADH2 → 2ATP, mỗi phân tử NADH2 → 3ATP. Do đó khi qua chuỗi truyền e, số ATP được tạo ra là 34. Tuy nhiên trước khi đi vào chu trình, phân tử glucose phải được hoạt hóa bởi 2ATP, nên thực tế chỉ tạo ra 38ATP.

Vậy ta xét các phát biểu của đề bài:

- I đúng: cơ chất trong hô hấp hiếu khí được phân giải triệt để hơn đến H2O và CO2.

- II sai: điều kiện thiếu oxi không ảnh hưởng đến hoạt tính enzim.

- III sai: cả quá trình hô hấp hiếu khí và kị khí đều cần trải qua quá trình hoạt hóa cơ chất.

 

- IV đúng: hô hấp hiếu khí tạo ra các coenzim khử và qua chuỗi truyền e nên đây là giai đoạn tạo ra nhiều năng lượng nhất.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khi nói về quá trình hô hấp của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 6,268

Câu 2:

Khi nói về quá trình quang hợp, có các phát biểu sau đây:

I. Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản là CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố diệp lục.

II.Chỉ những cơ thể chứa sắc tố quang hợp mới có khả năng biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.

III. Quá trình quang hợp là một quá trình oxi hóa khử, trong đó CO2 được oxi hóa thành sản phẩm quang hợp.

IV.  Quá trình quang hợp luôn kèm theo sự giải phóng oxi phân tử.

Có bao nhiêu phát biếu đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 5,906

Câu 3:

Khi nói về pha sáng quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 5,443

Câu 4:

Các sản phẩm của pha sáng được dùng trong pha tối của quang hợp là?

Xem đáp án » 18/06/2021 4,786

Câu 5:

Sản phẩm của quá trình quang phân li nước bao gồm các thành phần:

Xem đáp án » 18/06/2021 4,632

Câu 6:

Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây?

Xem đáp án » 18/06/2021 3,428

Câu 7:

Trong pha tối của quá trình quang hợp, mô tả nào dưới đây không chính xác?

Xem đáp án » 18/06/2021 3,212

Câu 8:

Khi nói về quang hợp ở tực vật CAM, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  I. Quá trình quang hợp luôn diễn ra pha sáng và pha tối

  II. Pha sáng diễn ra ở chất nền lục lạp, pha tối diễn ra ở màng thilacoit 

  III. Quang phân li nước cần sự tham gia của NADP+

  IV.  Giai đoạn cố định COtạm thời diễn ra trong tế bào chất

Xem đáp án » 18/06/2021 2,979

Câu 9:

Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  I. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoa APG thành glucôzơ

  II. Phân tử O2 do pha sáng tạo ra có nguồn gốc từ quá trình quang phân li nước

  III. Nếu không có CO2 thì quá trình quang phân li nước sẽ không diễn ra

  IV. Diện lục b là trung tâm của phản ứng quang hóa

Xem đáp án » 18/06/2021 2,606

Câu 10:

Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  I. Nếu có một chất độc ức chế chu trình Canvil thì cây sẽ không giải phóng O2.

  II. Phân tử oxi được thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của H2O.

  III. Quang hợp ở tất cả các loài thực vật đều có 2 pha là pha sáng và pha tối.

  IV. Nguyên tử oxi có trong phân tử C6H12O6 là có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của phân tử CO2.

Xem đáp án » 18/06/2021 2,060

Câu 11:

Cho các phát biểu sau về đặc điểm quá trình thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật:

I. Sự thoát hơi nước qua khí khổng là con đường thoát nước chủ yếu ở cây trưởng thành.

II. Sự thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc lớn và không được điều chỉnh.

III. Ở thực vật, khí khổng phân bố ở hai mặt của lá và các phần non của thân, cành, quả… và mặt dưới của lá có số khí khổng nhiều hơn mặt trên.

IV. Trong cùng một diện tích bay hơi nước, thì bề mặt bay hơi nào có tổng chu vi các lỗ khí khổng càng nhỏ thì sự thoát hơi nước diễn ra càng mạnh hơn.

V. Ở đa số thực vật, khi cường độ ánh sáng tăng dần, thì khí khổng cũng mở to dần và đạt cực đại.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 2,012

Câu 12:

Nội dung nào sau đây nói về cơ chế hấp thụ khoáng là không đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,973

Câu 13:

Khi nói về con đường cố định  ở thực vật CAM, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là không đúng?

I. Chất nhận  đầu tiên cũng là PEP và sản phẩm cố định đầu tiên cũng là AOA như thực vật .

II. Vào ban đêm, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra, kết quả hình thành ATP, NADPH và giải phóng oxi.

III. Vào ban đêm, độ pH của tế bào tăng lên do sự tích lũy malat tăng lên tạm thời.

IV. Sự tái tạo chất nhận PEP diễn ra vào ban ngày.

Xem đáp án » 18/06/2021 1,537

Câu 14:

Trên một cây, cơ quan nào có thế nước cao nhất?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,099

Câu 15:

Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào sau đây?

Xem đáp án » 18/06/2021 985

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »