Ý nào sau đây đúng khi nói về giá trị tư tưởng của tác phẩm?
A. Phản ánh chân thực tình cảnh khốn khổ, thê thảm của nông thôn Việt Nam trong nạn đói 1945.
B. Phát hiện và phản ánh khát vọng của con người.
C. Tố cáo tội ác của bọn đế quốc, thực dân đã đẩy những người dân Việt Nam vào cùng đường bí lối.
D. Tất cả các đáp án trên
* Giá trị tư tưởng:
- Giá trị hiện thực:
+ Phản ánh chân thực tình cảnh khốn khổ, thê thảm của nông thôn Việt Nam trong nạn đói 1945.
+ Trong cái đói khổ, con người vẫn không ngừng đấu tranh, giành giật sự sống từ tay thần chết với niềm tin vào tương lai tươi sáng.
+ Tố cáo tội ác của bọn đế quốc, thực dân đã đẩy những người dân Việt Nam vào cùng đường bí lối.
- Giá trị nhân đạo:
+ Phát hiện và phản ánh khát vọng của con người. Cho dù họ bị đẩy vào hoàn cảnh khổ đau, cái chết cận kề, con người vẫn luôn bộc lộ những giá trị phẩm chất, đạo đức truyền thống vốn có của mình, khát khao hạnh phúc gia đình, tin tưởng vào tương lai cách mạng.
+ Tình cảm giữa người với người luôn được đề cao trong tác phẩm. Đó là tình cảm của bà cụ Tứ dành cho con trai, con dâu – điển hình của tình mẫu tử Việt Nam …
Đáp án cần chọn là: D
Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào?
Người vợ nhặt có thay đổi như thế nào trong buổi sáng của ngày đầu tiên khi về nhà Tràng làm dâu?
Chi tiết nào thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng của Tràng khi về đến nhà?
Tình cảm của bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua lời nói như thế nào?
Người dân trong xóm có cảm xúc gì khi thấy Tràng dẫn một người phụ nữ lạ về nhà?
Việc Tràng chấp nhận hành động “theo về” của một người phụ nữ xa lại thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?
Bà cụ Tứ có tâm trạng thế nào trong buổi sáng của ngày đầu tiên sau khi có con dâu mới?
Hình ảnh “lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí của Tràng có ý nghĩa gì?