Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
-
2003 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
NĂM MỚI CHÚC NHAU
(Trần Tế Xương)
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thì mua tước đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi, vừa la cũng đắt hàng.
Nó lại mừng nhau cái sự giàu
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.
Nó lại mừng nhau sự lắm con
Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
Câu 2:
Những lời chúc của nhân vật “nó” trong văn bản:
“Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.”
Câu 3:
Lời chúc năm mới trong bài thơ lật tẩy bản chất nào của bọn quan lại?
- Yêu cầu hình thức: Giải thích, HS có thể gạch đầu dòng tách ý.
- Yêu cầu nội dung, gợi ý:
Lời chúc năm mới trong bài thơ lật tẩy bản chất ham tiền, giỏi tham ô vơ vét của bọn quan lại chèn ép cuộc sống của nhân dân để lấy lợi cho mình.
Câu 4:
Việc sử dụng cặp đại từ nó - ông trong văn bản biểu thị thái độ nào của tác giả trước những lời chúc?
Việc sử dụng cặp đại từ nó - ông trong văn bản biểu thị thái độ mỉa mai, châm biếm, bày tỏ sự xem thường, khinh miệt của tác giả dành cho bọn người luồn cúi
Câu 5:
Viết đoạn văn (8-10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về hệ quả của lòng tham con người.
Tham lam là một thói quen xấu, chúng ta thường tham danh lợi hoặc danh tiếng để được hưởng thụ mà không cần phải bỏ một chút công sức nào. Tham lam khiến con người ngày một xấu tính hơn và nó còn khiến chúng ta thêm ích kỉ. Tham lam làm chúng ta suy nghĩ và thực hiện mọi thứ theo hướng tiêu cực. Chúng ta thường bất chấp mọi thứ để có được điều mình muốn nhưng không hề quan tâm đến mọi thứ xung quanh, điển hình như nạn trộm cướp, thậm chí giết người để đạt được lợi ích. Nhẫn tâm hơn là trong một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ bán con cái hay cho con cái lao động từ lúc còn rất sớm để lấy tiền. Tham lam là tính cách đáng bị xã hội lên án. Nếu chúng ta đã hiểu rõ tham lam là một tính xấu như vậy thì cần phải rèn luyện tính trung thực, không ăn cắp của ai để đạt được lợi lộc muốn có. Thay vào đó, chúng ta hãy tiết kiệm và kiềm chế bản thân trước những cám dỗ không đáng để bản thân sa ngã vào. Vì một xã hội văn minh, tốt đẹp, mọi người hãy cùng chung tay để rèn luyện những đức tính tốt, đừng nên học những thói hư tật xấu điển hình như tính tham lam.
Câu 6:
Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
(Trích Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.146)
Mở bài
- Đôi nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo
- Trong tác phẩm, quá trình bị tha hóa của Chí Phèo từ một nông dân hiền lành, chất phác thành con người tha hóa cả tâm hồn lẫn ngoại hình, mặc dù vậy anh vẫn còn nhân tính được ngòi bút Nam Cao tập trung khắc họa một cách chân thực và rõ nét.
Thân bài
1. Sơ lược về nhân vật Chí Phèo - một nông dân hiền lành, chất phác
- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, một tấc đất cắm dùi cũng không có.
- Tuy vậy, Chí vẫn giữ những phẩm chất tốt đẹp:
Là một con người lương thiện: đi ở hết nhà này đến nhà khác, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống làm ăn chân chính.
Từng mơ ước giản dị về cuộc sống gia đình: có một ngôi nhà nho nhỏ, cày thuê cuốc mướn Chí Phèo là một người lương thiện.
Có lòng tự trọng: Bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, Chí cảm thấy nhục. Là người có ý thức về nhân phẩm.
2. Quá trình bị tha hóa về cả tâm hồn lẫn ngoại hình
- Sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù:
Vì Bá Kiến ghen với vợ hắn.
Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.
Hậu quả của những ngày ở tù:
+ Hình dạng: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm”.
⇒ Sự tha hóa về nhân hình.
+ Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến.
⇒ Sự tha hóa về nhân tính.
- Quá trình tha hóa của Chí Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù ⇒ Chí mắc mưu, trở thành tay sai cho Bá Kiến.
⇒ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, là điển hình cho hình ảnh người nông dân bị đè nén đến cùng cực.
3. Tuy vậy, Chí Phèo vẫn còn nhân tính
- Nhân tính: Tính người.
- Chí Phèo vẫn còn tình người, tính người sau cuộc gặp gỡ và mấy ngày chung sống ngắn ngủi với Thị Nở.
- Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, nhân tính của Chí Phèo quay trở lại.
Bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài.
Tỉnh để cảm thấy miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”.
Cảm thấy “sợ rượu” ⇒ dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất.
Cảm nhận những thanh âm của cuộc sống: âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói…
Hắn đủ tỉnh để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc.
⇒ Cuộc gặp với Thị Nở đã làm Chí Phèo thực sự tỉnh táo sau những cơn say triền miên.
- Niềm hi vọng của thời trẻ quay trở lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải; nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng.
- Tình yêu với Thị Nở khiến hắn đủ hy vọng và mong ước có một gia đình: “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”.
⇒ Gặp Thị Nở, Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, đã thực sự “tỉnh” để yêu, để hi vọng, để mong ước.
- Ngay cả khi bị từ chối, chính bởi Chí Phèo còn nhân tính, còn nhân tính để đau đớn, tuyệt vọng cho số phận mình:
+ Tình yêu bị ngăn cấm bởi bà cô Thị Nở, nói vậy, khi Thị Nở từ chối, Chí Phèo thất vọng và đau đớn: Hắn tìm đến rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức”.
⇒ Mong muốn trở về làm người lương thiện không còn nữa, Chí đau đớn, tuyệt vọng.
Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”.
Nhưng “hắn không rẽ vào nhà Thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến và nói thẳng với Bá Kiến: Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình.
Câu hỏi “Ai cho tao lương thiện”: thể hiện sự ý thức trỗi dậy mạnh mẽ nhất của nhân tính nhưng cũng là đau đớn nhất, Chí Phèo nhận ra rằng mình mong muốn trở về thành người lương thiện nhưng không thể nào được nữa.
Kết bài
- Khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật góp phần thể hiện quá trình bị tha hóa nhưng nhân tính vẫn còn của Chí Phèo: nghệ thuật khắc họa tâm lí, bút pháp hiện thực…
- Liên hệ trình bày cảm nhận bản thân.