64 câu Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Bài 7. Tùy bút, tản văn, truyện kí có đáp án
64 câu Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Bài 7. Tùy bút, tản văn, truyện kí có đáp án
-
26 lượt thi
-
64 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đâu là năm sinh, năm mất của tác giả Vũ Bằng?
Vũ Bằng sinh ngày 3/6/1913, mất ngày 7/4/1984
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
Quê gốc của tác giả Vũ Bằng ở đâu?
Vũ Bằng quê gốc tại làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
Vũ Bằng đã có truyện đăng báo năm bao nhiêu tuổi?
Vũ Bằng đã có truyện đăng báo năm 16 tuổi
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
Tác phẩm đầu tay của Vũ Bằng là?
Tác phẩm đầu tay của Vũ Bằng năm 17 tuổi là Lọ Văn
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
Vũ Bằng là nhà văn, nhà báo có sở trường về thể loại gì?
Vũ Bằng là nhà văn, nhà báo có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Văn phong của Vũ Bằng có đặc điểm như thế nào?
Văn của Vũ Bằng tràn đầy cảm xúc, biểu thị những cảm giác tinh tế
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Tác phẩm tùy bút của Vũ Bằng có đặc điểm như thế nào?
Tùy bút Vũ Bằng giàu chất trữ tình và chất thơ, hướng vào biểu hiện thế giới nội tâm phong phú
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10:
Đâu KHÔNG PHẢI sáng tác của Vũ Bằng?
Hoa dọc chiến hào là sáng tác của tác giả Xuân Quỳnh
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:
Tác phẩm Thương nhớ mùa xuân của tác giả:
Tác phẩm Thương nhớ mùa xuân của tác giả Vũ Bằng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
Tác phẩm Thương nhớ mùa xuân được trích trong:
Tác phẩm Thương nhớ mùa xuân được trích trong Thương nhớ mười hai
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm là:
Vũ Bằng viết “Thương nhớ mười hai” cho người vợ ở miền Bắc trong khi nhà văn đang ở Sài Gòn và phải mười một năm, từ tháng Giêng năm 1960 đến hết năm 1971 mới hoàn thành tác phẩm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14:
Cảnh sắc và con người Hà Nội vào mùa xuân có đặc điểm gì?
- Cảnh sắc và con người Hà Nội:
+ ...là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.
+ ...có tiếng trống chèo vọng lại tại những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15:
Chi tiết nào thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” trước mùa xuân?
- Cảm xúc:
+ ...làm cho người ta phát điên lên như thế đấy.
+ nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên...
+ ...tim người ta dường như cũng trẻ hơn ta...
+ ...ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà cũng thấy yêu thương nữa.
- Cảm xúc của nhân vật “tôi” trước mùa xuân rất vui vẻ, bồi hồi, yêu đời.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:
Ở phần 3, tác giả bày tỏ cảm xúc gì về mùa xuân Hà Nội?
- Cảm xúc:
+ Đẹp quá đi...
+ Tôi yêu mùa xuân nhất vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng...
+ ...cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa...
→ Tác giả đắm say, say mê trước mùa xuân ở Hà Nội đặc biệt sau ngày rằm tháng Giêng. Đáp án cần chọn là: A
Câu 17:
Thời tiết đặc trưng của Hà Nội sau rằm tháng Giêng như thế nào?
- Thời tiết đặc trưng:
+ Thời tiết lúc đó kì lạ lắm: rét vẫn còn vương trên ngọn xoan đào, nhưng đất lại khô ráo, sạch bong...
→ Thời tiết không nóng cũng không rét, mang sự mát mẻ và rất dễ chịu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18:
Trong tâm trí tác giả, trăng tháng Giêng có gì đặc biệt?
- Trăng tháng Giêng:
+ ...non như người con gái mơn mởn đào tơ.
+ ...hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải, sáng nhưng không sáng lộng lẫy như trăng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách húa éo như trăng tháng Một.
+ Cái đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao để nhìn xem ai là tri kỷ.
+ Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền.
→ Trăng tháng Giêng có nét đẹp rất đặc biệt không giống như bất kỳ trăng ở các tháng khác. Một nét đẹp thẹn thùng, mơn mởn sắc xuân.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19:
Đề tài của văn bản Thương nhớ mùa xuân là gì?
Đề tài của văn bản Thương nhớ mùa xuân là tình yêu thương với quê hương và gia đình. Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:
Đặc sắc nghệ thuật của văn bản Thương nhớ mùa xuân là?
Vũ Bằng với ngòi bút tài hoa, cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu chất thơ cùng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ đã khiến cho người đọc hồi tưởng về kí ức của những mùa xuân đã qua, cái không khí, mùi hương của xuân của quê hương, của lòng người thoang thoảng mênh mang.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21:
Nội dung văn bản Thương nhớ mùa xuân là?
Thương nhớ mùa xuân của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc thật dịu dàng, nhẹ nhàng, trong tẻo và đầy tươi mới của mùa xuân “Bắc Việt”. Nó gợi nhắc cho độc giả về không khí nhộn nhịp, rộn rã, những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của một mùa xuân xinh tươi, tràn đầy sức sống.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22:
Tác giả Minh Chuyên sinh năm bao nhiêu?
Tác giả Minh Chuyên sinh năm 1948
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23:
Quê tác giả Minh Chuyên ở đâu?
Tác giả Minh Chuyên quê ở Thái Bình
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24:
Tác giả Minh Chuyên có những tác phẩm về thể loại nào?
Ông được biết đến là tác giả, người sở hữu hơn 300 tác phẩm (bao gồm bút ký, tiểu thuyết, kịch bản văn học, phim tài liệu).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25:
Tác giả Minh Chuyên thường viết về giai đoạn nào trong lịch sử?
Ông được biết đến là tác giả, người sở hữu hơn 300 tác phẩm (bao gồm bút ký, tiểu thuyết, kịch bản văn học, phim tài liệu) về thời hậu chiến.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26:
Minh Chuyên được xem là...?
Ông cũng được coi là một người lính trong thời bình bởi những trang bút ký thấm đẫm sự thật. Đáp án cần chọn là: A
Câu 27:
Trước khi về công tác tại báo Thái Bình, nhà văn Minh Chuyên có 10 năm cầm súng tại chiến trường nào?
Trước khi về công tác tại báo Thái Bình, nhà văn Minh Chuyên có 10 năm cầm súng tại chiến trường miền Đông Nam Bộ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28:
Tác giả của văn bản Vào chùa gặp lại là?
Tác giả của văn bản Vào chùa gặp lại là Minh Chuyên
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29:
Nhân vật sư thầy được nhắc đến trong văn bản là:
Nhân vật sư thầy được nhắc đến trong văn bản là sư thầy Đàm Thân
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30:
Văn bản nói về các nhân vật đã trải qua cuộc kháng chiến nào?
Văn bản nói về các nhân vật đã trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 31:
Ngôi chùa được nhắc đến trong văn bản là:
Ngôi chùa được nhắc đến trong văn bản là chùa Đông Am
Đáp án cần chọn là: C
Câu 32:
Những việc tốt đời đẹp đạo của sư Đàm Thân là gì?
- Việc làm của Đàm Thân:
+ Không ngại việc gì, giúp mọi người tu sửa cải tạo, mở mang ngôi chùa.
+ Không để các tạp giáo len lỏi vào chùa.
+ Không sử dụng danh tính cửa Phật mà làm những việc mê tín dị đoan, lừa người.
- Đàm Thân vừa tu tâm vừa sử dụng hành động để giúp đời.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 33:
Sự kiện bất ngờ xảy ra là gì?
Tình huống bất ngờ: Sự xuất hiện của anh Quân, người mà Đàm Thân yêu nhất và tưởng anh đã hi sinh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 34:
Nhân vật Hồng Quân đã kể lại chuyện gì?
Câu chuyện: Nhân vật Quân đã kể lại sự việc anh thoát chết như thế nào và cũng nhận được tin Thân mất. Anh chưa kịp về ngay do còn vết thương và nghĩ về cũng không còn gì. Đến khi anh nhận được tin từ mẹ của Thân anh mới biết Thân còn sống và tìm đến đây.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 35:
Sau khi nghe Quân kể, Đàm Thân có thái độ gì?
Tình cảm, thái độ của nhân vật Thân: Vừa mừng vừa thương.
+ Mừng vì anh Quân đã vượt qua khó khăn để mạnh khỏe đứng ở đây.
+ Thương vì không thể cùng anh Quân sống cùng nhau phần đời còn lại.
— Thân vẫn còn rất yêu thương Quân tuy nhiên giờ Thân còn việc khác phải làm không thể vì suy nghĩ hạnh phúc cá nhân mà bỏ tất cả.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 36:
Vì sao Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân
Lý do: Thân do ảnh hưởng từ lần bị thương nặng, phần thân dưới đã bị tê nặng, không thể cùng Quân xây dựng một gia đình đầy đủ, hạnh phúc. Chỉ có trong cửa Phật, Thân mới có thể bớt đi cảm xúc u sầu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 37:
Cuối cùng, Quân đã có quyết định gì?
Quân cũng quyết định đi tu do không muốn làm khổ vợ con.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 38:
Qua lời kể của tác giả, sư Đàm Thân hiện lên là người như thế nào?
Nhân vật Đàm Thân:
- Cô là một người chiến sĩ dũng cảm không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước.
- Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu.
- Khi không còn tình yêu bên cạnh cô quyết tâm không sống vì bản thân mình nữa mà sống vì đời, giúp đời. Đáp án cần chọn là: D
Câu 39:
Ý nghĩa của tình huống gặp mặt của nhân vật tôi với người nữ quân y là gì?
- Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y sau hơn hai mươi năm, cuộc gặp gỡ bất ngờ này diễn ra ở chùa Đông
Am.
→ Ý nghĩa của tình huống này là: Thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ, từ đó cho thấy tấm lòng và nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi”.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 40:
Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm là gì?
Thông điệp nhân sinh về con người trong thời chiến. Văn bản nói về sự hy sinh cao cả của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ Chiến tranh kéo dài đã làm cho đất nước bị phá hủy nặng nề, không biết bao nhiêu người đã bỏ mạng lại nơi chiến trường.
+ Không chỉ có đàn ông con trai mới đi đánh giặc mà kể cả những người phụ nữ cũng được tham gia chiến đấu, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự tự do của đất nước.
+ Ca ngợi tình yêu chung thủy trong thời chiến
→ Truyện không chỉ ca ngợi những tấm gương sáng chói đó mà còn muốn phê phán, tố cáo hành động dã man và những hậu quả khủng khiếp mà chiến tranh mang lại cho con người.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 41:
Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ra tại:
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9/9/ 1937 tại thành phố Huế
Đáp án cần chọn là: B
Câu 42:
Chọn đáp án đúng:
Năm 1960, Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn
Đáp án cần chọn là: D
Câu 43:
Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn hóa Huế năm:
Năm 1964, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn hóa Huế.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 44:
Ngoài sáng tác văn học, Hoàng Phủ Ngọc Tường từng làm công việc nào sau đây?
Năm 1960 – 1966: Hoàng Phủ Ngọc Tường dạy học tại trường Quốc Học Huế
Đáp án cần chọn là: A
Câu 45:
Hoàng Phủ Ngọc Tường từng tham gia chiến đấu bằng văn nghệ trong cuộc kháng chiến chống đế quốc nào?
Năm 1966 – 1975: Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát li gia đình lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ bằng hoạt động văn nghệ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 46:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí
Đáp án cần chọn là: D
Câu 47:
Hoàng Phủ Ngọc Tường từng giữ chức vụ nào dưới đây?
Hoàng Phủ Ngọc Tường từng là Tổng thư kí Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên – Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt
Đáp án cần chọn là: D
Câu 48:
Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG PHẢI sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
Tác phẩm Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi của Nguyễn Tuân
Đáp án cần chọn là: C
Câu 49:
Phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường là:
Phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý,... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa
Đáp án cần chọn là: A
Câu 50:
Tác giả của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông là?
Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đáp án cần chọn là: B
Câu 51:
Thể loại của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông là:
Thể loại bút kí
Đáp án cần chọn là: C
Câu 52:
Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông được sáng tác năm bao nhiêu?
Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông viết ngày 4/1/1981 tại Huế
Đáp án cần chọn là: B
Câu 53:
Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông được in trong tập:
Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông in trong tập sách cùng tên
Đáp án cần chọn là: B
Câu 54:
Vị trí của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là:
Vị trí : Nằm ở phần 1 cộng với lời kết của tác phẩm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 55:
Nội dung chính của phần 1 tác phẩm là:
Nội dung chính: Cảnh quan thiên nhiên của sông Hương
Đáp án cần chọn là: A
Câu 56:
Ngay câu mở đầu văn bản, tác giả đã nêu đặc điểm đặc biệt gì của dòng sông Hương?
Điểm đặc biệt của dòng sông Hương: sông Hương chỉ thuộc về một thành phố duy nhất
Đáp án cần chọn là: D
Câu 57:
Khi ở thượng nguồn, vẻ đẹp của sông Hương được so sánh với hình ảnh nào?
Khi ở thượng nguồn, sông Hương được so sánh với:
- Bản trường ca của rừng già
- Cô gái Di – gan man dại
- Người mẹ phù sa của một vùng xứ sở
Đáp án cần chọn là: D
Câu 58:
Theo tác giả, sông Hương mang “vẻ đẹp trầm mặc nhất” khi ở:
Đoạn chảy qua chân đồi Thiên Mụ, xuôi về Huế:
Đó là vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bên bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà,...
Đáp án cần chọn là: B
Câu 59:
Theo tác giả, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trong môi trường nào?
Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong những sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân sinh sống trong các thuyền trên dòng sông Hương.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 60:
Khi viết về dòng sông Hương trong lịch sử dân tộc, tác giả đã KHÔNG nhắc đến sự kiện lịch sử nào?
Hoàng Phủ Ngọc Tường không nhắc đến sự kiện lịch sử Dòng sông đã chứng kiến những giờ phút huy hoàng nhất trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân 1975, giải phóng thành phố Huế, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Đáp án cần chọn là: D
Câu 61:
Hình ảnh nào sau đây KHÔNG ĐƯỢC DÙNG để miêu tả về dòng sông Hương?
Hình ảnh “như một mảnh trăng non” không được Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng để diễn tả dòng sông Hương
Đáp án cần chọn là: A
Câu 62:
Đáp án nào KHÔNG ĐÚNG khi nói về đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội và tài hoa
Đáp án cần chọn là: D
Câu 63:
Giá trị nội dung của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông là?
Giá trị nội dung:
Là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa
Đáp án cần chọn là: A
Câu 64:
Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông:
- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa
- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan
Đáp án cần chọn là: D