IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Văn Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) Tuần 6 Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) Tuần 6 Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) Tuần 6 Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

  • 1186 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tiếng than “Hỡi ôi!” thể hiện:

Xem đáp án

Mở đầu: “Hỡi ôi!”:

- Tiếng than thể hiện tình cảm thương xót đối với người đã khuất

- Tiếng kêu nguy ngập, căng thẳng của đất nước trước giặc ngoại xâm

=> Tiếng than lay động lòng người, nỗi xót xa, đau đớn trong lòng của tác giả

Đáp án cần chọn là: C


Câu 2:

Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng nghệ thuật gì?

Xem đáp án

Nghệ thuật đối “Súng giặc đất rền”- “Lòng dân trời tỏ”, phác họa khung cảnh bão táp của thời đại.

=> Hình ảnh không gian to lớn “đất”, “trời” kết hợp những động từ gợi sự khuyếch tán âm thanh, ánh sáng “rền”, “tỏ” : Sự đụng độ giữa thế lực xâm lược hung bạo với vũ khí tối tân và ý chí chiến đấu của nhân dân ta.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 3:

Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

Xem đáp án

Câu “Súng giặc đất rền;lòng dân trời tỏ” gợi liên tưởng đến câu thơ “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”. Tiếng súng Tây lần đầu được đưa vào trong văn học. Hai câu thơ đều gợi ra khung cảnh tàn khốc, ác liệt.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 4:

“Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ” cho thấy điều gì?

Xem đáp án

“Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ”

- Người nông dân trở thành người nghĩa sĩ, yếu tố thời gian phản ánh sự chuyển biến, sự vùng dậy đấu tranh mau lẹ của người dân yêu nước

- Hoàn cảnh đất nước bị Pháp xâm lược và sự phản ứng mạnh mẽ đấu tranh chống trả của nhân dân.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 5:

Câu sau sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? “Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.”

Xem đáp án

 Nghệ thuật:

- Điệp từ: “việc”, “tập”

- Liệt kê

=> Những người nghĩa sĩ xuất thân là nông dân. Khi đất nước chưa bị giặc xâm lược, họ là những người nông dân hiền lành, chất phác, quen chân lấm tay bùn. Vì vậu việc “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ” là những việc xa lạ với họ. Họ không hiểu biết về công việc nhà binh.

Đáp án cần chọn là: E


Câu 6:

Trước khi giặc đến, cuộc sống của những người nông dân như thế nào?

Xem đáp án

Cuộc sống những người nông dân trước khi giặc đến:

+ Từ láy “cui cút” tái hiện cuộc sống chịu khó, lam lũ, bao lo toan, vất vả nhưng vẫn nghèo túng của những người nông dân.

+ Cuộc sống gắn bó với ruộng đồng, con trâu, cái cày.

+ Họ là những người nông dân hiền lành, chất phác, xa lạ, không hiểu biết công việc nhà binh, chiến tranh.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 7:

Hành động của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc được xem là:

Xem đáp án

Hành động của những người nghĩa sĩ là hành động tự giác. Họ nhận thức được trách nhiệm của mình với đất nước, họ hành động mà không phải “nào đợi ai đòi ai bắt”.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 8:

Khi giặc đến, người nông dân đã có hành động như thế nào?

Xem đáp án

Khi giặc đến, “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình”; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”, nhận thấy trách nhiệm của mình trước hoàn cảnh đất nước, người nông dân đã tự nguyện bổ sung vào đội quân chiến đấu với quyết tâm sắt đá.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 9:

Nội dung nào không đúng về cuộc chiến đấu chống kẻ thù của nghĩa sĩ Cần Giuộc?

Xem đáp án

Đáp án cần chọn là: A


Câu 10:

Các từ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: "Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay" có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Những từ trên thể hiện tình cảm thương tiếc của người đứng tế đối với người đã mất

Đáp án cần chọn là: A


Câu 11:

Tiếng khóc thương cho những người nghĩa sĩ đã hi sinh được cộng hưởng từ những nguồn cảm xúc nào? 

Xem đáp án

Tiếng khóc được cộng hưởng từ nhiều nguồn cảm xúc khác nhau:

- Nỗi tiếc, ân hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành.

- Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, tổn thương không thể bù đắp đối với những người mẹ già, vợ trẻ

- Nỗi căm giận kẻ thù gây nên nghịch cảnh éo le hòa chung tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước

- Nỗi cảm phục và tự hào vì những người nông dân bình thường đã dám đứng lên bảo vệ quê hương, đất nước

- Biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ đời đời được nhân dân ngưỡng mộ và Tổ quốc ghi công

Đáp án: F


Câu 12:

“ Hai câu cuối thể hiện niềm thành kính thiêng liêng, giọt nước mắt chân thành của Nguyễn Đình Chiểu trước hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Xem đáp án

Đáp án: A

- Đúng

“Hỡi ôi thương thay

Có linh xin hưởng”

=> Hai câu cuối thể hiện niềm thành kính thiêng liêng của tác giả trước hình tượng người nghĩa sĩ nông dân: nước mắt anh hùng lau chẳng ráo => Giọt nước mắt chân thành của Nguyễn Đình Chiểu


Câu 13:

Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?

Xem đáp án

Câu văn thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của người nghĩa sĩ Cần giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”. Bài học lớn nhất của người nghĩa sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết. Sống hiên ngang. Chết bất khuất. Tâm thế ấy đã tô đậm chất bi tráng cho “tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh giặc.

=> Đáp án cần chọn là: A


Câu 14:

Nội dung câu: "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ" (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu) gần với câu tục ngữ:

Xem đáp án

Câu văn trên có ý nghĩa là : thà chết mà có tinh thần, ý chí chống kẻ thù, về gặp tổ tiên cũng vinh quang, còn hơn cuộc sống làm nô lệ cho thực dân Pháp

=> Câu tục ngữ có nghĩa tương tự: “Chết vinh còn hơn sống nhục”.

Đáp án cần chọn là: D

 


Bắt đầu thi ngay