Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) Tuần 5 Phân tích bài thơ Chạy giặc
-
857 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,”
“Súng Tây” là chỉ tiếng súng của ai?
Tây : chỉ thực dân Pháp
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
Thời điểm khi diễn ra cuộc tàn sát của thực dân Pháp?
- Thời điểm: tan chợ
=> Nơi đông đúc, thời khắc hướng về sự đoàn viên, sum họp, quây quần.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Trong bài thơ "Chạy giặc", hình ảnh nào lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam?
Âm thanh “súng Tây” lần đầu xuất hiện trong văn học, gợi sự tàn bạo, hủy diệt hàng loạt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
Khi giặc đến, đất nước rơi vào tình thế như thế nào?
- Đất nước trong tình thế “Bàn cờ phút sa tay”
=> Tình thế bất ngờ, thất thế, mất chủ động
=> Giặc đến phá tan cuộc sống bình yên của nhân dân. Đất nước rơi vào tình trạng nguy kịch
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
Hai câu thơ nào sau đây trong hài "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nét nhất sự hoảng hốt, ngơ ngác, mất phương hướng của nhân dân khi giặc Pháp xâm lược?
Hai câu thơ thể hiện sự ngơ ngác, hoảng hốt, mất phương hướng của nhân dân khi giặc Pháp xâm lược:
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dác bay”
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dác bay”
Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Nghệ thuật đảo ngữ: “bỏ nhà”, “mất ổ” được đảo lên đầu câu.
=> Tác dụng: nhấn mạnh nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân làng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
Địa danh nổi tiếng nào được tác giả Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong bài thơ Chạy giặc?
Các địa danh nổi tiếng được nhắc đến:
+ Bến Nghé: Tên cũ của sông Sài Gòn; cũng là địa danh chỉ thành Gia Định, thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
+ Đồng Nai: địa danh chỉ phần đất miền đông Nam Bộ, cũng là tên một con sông chảy vào Nhà Bè, gần Sài Gòn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?"
Hai câu thơ bộc lộ tâm tư gì của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
Hai câu thơ tái hiện bức tranh hiện thực: quê hương ngập tràn bóng giặc nhưng triều đình không có một động thái nào. Từ đó bộc lộ tâm trạng phẫn uất, thất vọng đồng thời thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải sự xuất hiện của trang dẹp loạn để cứu nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
Ý kiến sau đây đúng hay sai? Có ý kiến cho rằng: “Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu sống dậy và hướng tới chúng ta những bài ca yêu nước. Điều này được thể hiện qua bài thơ Chạy giặc”
- Bài thơ “Chạy giặc” là một bài ca yêu nước chống xâm lăng. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm họa - Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ “Chạy giặc" bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ghi lại sự kiện bi thảm này. Đặc biệt qua hai câu kết, tác giả kêu gọi tha thiết tình yêu đất nước trong mỗi người để hành động chống lại kẻ thù xâm lược.
=> Đáp án cần chọn: A