32 câu Trắc nghiệm Văn 11 CTST Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan có đáp án
-
22 lượt thi
-
32 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhan đề “Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một” cho thấy văn bản muốn đề cập đến thông tin gì về hang Sơn Đoòng?
Từ nhan đề “Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một” có thể thấy văn bản muốn đề cập đến nét nổi bật đặc sắc và các thông tin liên quan về chiếc hang duy nhất ở Thế giới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
Văn bản đặt ra vấn đề gì?
Vấn đề đặt ra: khai thác sao cho hiệu quả nhưng vẫn bảo vệ và giữ gìn được “báu vật”.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
Cách trình bày đề mục được in đậm và tách dòng khoa học có tác dụng gì:
Cách trình bày đề mục được in đậm và tách dòng khoa học → Giúp người đọc dễ dàng theo dõi văn bản và hiểu được ý chính của đoạn văn nhắc đến.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
Cụm từ “ngọc động” được hiểu là gì?
Cụm từ “ngọc động" được hiểu là nơi hang động chứa những viên đá hình cầu, cầu dẹt hoặc hình trứng, “ngọc động” thường hình thành trong những ngăn ruộng bậc thang do canxi cấu thành.
Từ cách sử dụng cụm từ ấy, có thể thấy tác giả dành một tình cảm yêu mến, trân trọng, nâng niu, si mê trước vẻ đẹp của Sơn Đoòng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
Vì sao du lịch mạo hiểm, khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn Đoòng?
Du lịch mạo hiểm, khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn Đoòng vì: cách khai thác du lịch này phù hợp với bối cảnh hiện tại, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế và ít tác hại đến hệ thống hang động độc nhất này. Hơn nữa, việc phát triển du lịch mạo hiểm này hạn chế tác động đến môi trường, môi sinh Hang Én - nơi hội tụ đặc sắc nhất của loài chim này ở nước ta. Nếu bị tổn hại thì không chỉ Sơn Đoòng, Hang Én mà toàn ngành du lịch Việt Nam sẽ mất đi vị thế trên bản đồ du lịch mạo hiểm thế giới và khó có khả năng hồi phục.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Tác dụng của việc trình bày theo cách trích dẫn trong phần “Sơn Đoòng - Đệ nhất kì quan” là:
Phần văn bản “Sơn Đoòng - Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo cách trích dẫn.
Dựa vào một câu văn: “ Theo số liệu chính xác do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn An Thi Việt Nam cung cấp...
→ Tính hiệu quả của cách trình bày này: Giúp cho văn bản mang tính minh bạch, rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng theo dõi các số liệu về Sơn Đoòng và tìm được nguồn trích dẫn gốc, tránh tình trạng đạo văn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
Nội dung chính của văn bản này là gì?
Nội dung chính của văn bản: miêu tả vẻ đẹp huyền bí, độc đáo với không gian đồ sộ, vĩ đại bậc nhất thế giới của Sơn Đoòng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản là:
Thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản: Thái độ trân trọng, tự hào, yêu mến với quê hương nước nhà nói chung và Sơn Đoòng nói riêng.
Thái độ được thể hiện qua một số chi tiết trong bài như: “Sơn Đoòng được thế giới đánh giá rất cao”, “Sơn Đoòng là một trong những điểm đáng đến nhất thế giới”, “thiên đường dưới lòng đất,...
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
Văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt của tác giả:
Văn bản của tác giả Phan Cẩm Thượng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
Văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt được trích trong
Văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt được trích trong Văn minh vật chất của người Việt Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
Theo tác giả, tiền thân của cái bát là gì?
Theo tác giả, tiền thân của cái bát có lẽ là do con người dùng vỏ hoa quả như vỏ quả dừa và vỏ trai, sò để đựng thức ăn
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản này có gì đặc biệt?
Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản này đặc biệt ở chỗ: trong suốt văn bản có lồng ghép nhiều
hình ảnh minh họa, giới thiệu cho người đọc về những sản phẩm đồ gốm gia dụng ở từng thời kỳ khác nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13:
Những thông tin cơ bản của văn bản này gợi cho người đọc suy nghĩ gì về văn hóa dân tộc?
Những thông tin cơ bản của văn bản này gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về văn hóa dân tộc. Lịch sử văn hóa dân tộc của Việt Nam ta là cả một quá trình lịch sử hào hùng, vĩ đại. Văn hóa đồ gốm sứ xưa không chỉ mang giá trị lớn về mặt vật chất mà còn cả mặt tinh thần. Đồ gốm sứ xưa là những đồ vật tĩnh lặng, nhưng chúng lại hàm chứa nội dung văn hoá, mỹ thuật trang trí dân tộc phong phú. Đó chính là một phần “đời sống” của người Việt còn lại, là chất men tạo sự đam mê cho giới chơi đồ gốm sứ xưa ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
Tác giả của tác phẩm Chân quê là:
Tác giả của tác phẩm Chân quê là Nguyễn Bính
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15:
Thể loại của tác phẩm là:
Thể loại của tác phẩm là thơ lục bát
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16:
Bài thơ Chân quê được rút từ tập:
Bài thơ Chân quê được rút từ tập Tâm hồn tôi
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17:
Ý nào sau đây đúng khi nói về tác phẩm Chân quê?
Bài thơ Chân quê là một sáng tác tiêu biểu cho tâm hồn thơ Nguyễn Bính, bài thơ được coi là châm ngôn sống, lẽ sống của tác giả
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18:
Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ?
Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc: buồn bã, tiếc nuối và hụt hẫng khi gặp lại nhân vật “em” bởi nhận ra sự thay đổi của người con gái mình yêu, cô gái ấy đã dần mất đi sự giản dị, mộc mạc ngày trước.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19:
Tác giả đã liệt kê những hình ảnh nào để miêu tả về sự giản dị của cô gái:
Liệt kê: Tác giả liệt kê hình ảnh yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen để miêu tả về sự chân chất, giản dị đúng chất thôn quê ngày xưa của cô gái
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20:
Tác giả đã liệt kê những hình ảnh nào để miêu tả về sự thay đổi của cô gái:
Liệt kê: Tác giả liệt kê hình ảnh khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm để miêu tả sự thay đổi của nhân vật "em".
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21:
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Biện pháp tu từ:
+ Liệt kê: Tác giả liệt kê hình ảnh yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen để miêu tả về sự chân chất, giản dị đúng chất thôn quê ngày xưa của cô gái và liệt kê hình ảnh khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm để miêu tả sự thay đổi của nhân vật “em”.
+ Điệp cấu trúc: “nào đâu... cái”
+Câu hỏi tu từ, câu cảm thán và thể thơ lục bát. Đáp án cần chọn là: D
Câu 22:
Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?
Qua văn bản, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy sống là chính mình, đừng vì chạy theo những thứ xa hoa, phù du mà đánh mất đi con người mình.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23:
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là:
Chân quê viết theo thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc, khiến bài thơ trở nên tha thiết và tâm tình hơn, thể hiện thành công tâm trạng nhân vật. Được viết theo nhịp thơ 2/2 đầy ấn tượng và hợp lí. Đồng thời, việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc càng tô đậm tâm lý và tình cảm của nhân vật
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24:
Nguyễn Bính sinh ra ở đâu?
Nguyễn Bính sinh ra ở làng Thiện Vĩnh, xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản Điền, tỉnh Nam Định
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25:
Nguyễn Bính sinh ra trong một gia đình như thế nào?
Nguyễn Bính sinh ra trong một gia đình nhà
Đáp án cần chọn là: A
Nguyễn Bính sinh ra trong một gia đình như thế nào?
A. Gia đình nhà Nho nghèo
B. Gia đình viên chức nghèo
C. Gia đình gốc quan lại
D. Gia đình nông dân
Nguyễn Bính sinh ra trong một gia đình nhà.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26:
Ý nào sau đây đúng về tác giả Nguyễn Bính?
Ý đúng: Năm 19 tuổi (1937), Nguyễn Bính được nhận giải khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn.
Ý sửa sai:
Nguyễn Bính mồ côi cha rất sớm, 10 tuổi đã phải theo anh lên Hà Nội kiếm sống.
Tên thật là Nguyễn Trọng Bính.
Bài thơ đầu tiên được đăng báo của ông là Cô hái mơ.
Câu 27:
Nguyễn Bính chịu ảnh hưởng bởi nền văn học nào?
Trong khi phần lớn các thi sĩ cùng thời chịu ảnh hưởng của thơ ca phương Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về với hồn thơ dân tộc và hấp dẫn người đọc bởi hồn thơ này.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28:
Nguyễn Bính được mệnh danh là:
Nguyễn Bính được mệnh danh là “thi sĩ của đồng quê”.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29:
Nguyễn Bính được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?
Nguyễn Bính được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 30:
Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG PHẢI sáng tác của Nguyễn Bính?
Tác phẩm Duyên kì ngộ của tác giả Hàn Mặc Tử.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31:
Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG PHẢI sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám?
Tác phẩm Đêm sao sáng được sáng tác năm 1962
Đáp án cần chọn là: B
Câu 32:
Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG PHẢI là sáng tác của Nguyễn Bính sau Cách mạng tháng Tám?
Tác phẩm Cây đàn tì bà được sáng tác năm 1944
Đáp án cần chọn là: C