704 lượt thi
5 câu hỏi
15 phút
Câu 1:
Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Nghĩa tính thái phản ánh tâm trạng yêu ghét của nhân vật được nói đến trong câu.
B. Có thể chia nghĩa của câu làm 2 bộ phận: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
C. Nghĩa tình thái phản ánh thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc.
D. Nghĩa tình thái phản ánh thái độ, sự đánh giá của người nói đối với người đối thoại.
ð Đáp án A
Câu 2:
Tại sao câu sau đây là vô lí?
“Hồi ấy nó toan đi bộ đội rồi nó vào bộ đội thật.”
A. Vì đi bộ đội là nghĩa vụ của mọi thanh niên khi đến tuổi, không thể nói lơ mơ được.
B. Vì người viết không cho biết nó trong câu trên là bao nhiêu tuổi.
C. Vì có sự mâu thuẫn: vế đầu cho biết nó không đi bộ đội, vế sau nói ngược lại.
D. Vì người nói không thể hiện rõ thái độ của mình đối với việc nó đi bộ đội.
ð Đáp án C
Câu 3:
Khi A nói với B: “Hôm nay trời mưa đấy” thì ý A là gì?
A. Muốn hỏi B về khả năng hôm nay có mưa hay không để còn liệu các thứ.
B. Muốn lưu ý B về khả năng hôm nay trời sẽ mưa, điều mà A cho rằng B chưa chú ý.
C. Thể hiện 1 sự đoán già, đoán non về khả năng hôm nay trời có mưa hay không.
D. Muốn có 1 sự đồng tình của B về khả năng trời hôm nay sẽ mưa.
ð Đáp án B
Câu 4:
Khi 1 ông bố nói về con mình: “Ai đời lúc ấy nó dám cãi lại tôi trước mặt mọi người” thì nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Việc đứa con cãi lại ông bố trước mặt mọi người là việc đã xảy ra.
B. Theo ông bố, việc con cái cãi lại bố mẹ là việc không chấp nhận được về đạo lí.
C. Ông bố bất ngờ và không hài lòng về việc đứa con cãi lại mình trước mặt mọi người.
D. Việc đứa con cãi lại ông bố không thể biết có xảy ra hay không.
ð Đáp án D
Câu 5:
Một câu có thể mập mờ về nghĩa tình thái, tức có thể hiểu theo những nghĩa tình thái khác nhau. Cho câu: “Nam có thể đến”, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?
A. Câu này chỉ có thể hiểu: Có thể là Nam sẽ đến.
B. Câu này chỉ có thể hiểu: Nam được phép đến.
C. Câu này chỉ có thể hiểu: Nam có khả năng để đến.
D. Tùy theo ngữ cảnh có thể hiểu theo A, B hoặc C.
Đáp án D