Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 2)
-
2049 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích:
Một căn phòng để trống mới để lộ sự rộng rãi, thoáng đãng và sáng sủa của nó. Nếu căn phòng chất đầy đồ đạc, sẽ không còn chỗ để ánh sáng lọt vào nữa.
Tâm trí con người cũng như vậy, nếu được quét sạch cặn bã và rác rưởi, cuốn đi bụi mù mịt tâm hồn thì trái tim sẽ tràn đầy ánh nắng, kết quả tất nhiên sẽ được thanh tịnh và bình an.
Trong cuộc sống, chúng ta phải biết buông bỏ những thứ phồn hoa phù phiếm, từ bỏ những bận rộn vô nghĩa, lắng nghe tiếng nói bên trong mình.
Người ta không thể chỉ mải mê với danh lợi mà bỏ qua sức khỏe, hạnh phúc, gia đình,… Dù vội vã đến đâu, vẫn cần tìm một khoảng trống để sống chậm lại và để lại một chút thời gian cho tâm hồn.
Khi tâm mệt mỏi, hãy cho nó một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, bình tĩnh và sáng suốt trở lại, có như thế bạn mới không tự đánh mất chính mình, qua đó dễ dàng chấp nhận từ bỏ những thứ dư thừa, không đáng bận tâm.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
Câu 2:
Cụm từ “ Tâm trí con người” trong câu “Tâm trí con người cũng như vậy” được so sánh với điều gì?
Cụm từ “ Tâm trí con người” trong câu “Tâm trí con người cũng như vậy” được so sánh với một căn phòng để trống mới để lộ sự rộng rãi và một căn phòng chất đầy đồ đạc
Câu 3:
Anh, chị hiểu nội dung câu trích: Người ta không thể chỉ mải mê với danh lợi mà bỏ qua sức khỏe, hạnh phúc, gia đình,… như thế nào?
- Yêu cầu hình thức: Giải thích, HS có thể gạch đầu dòng tách ý.
- Yêu cầu nội dung, gợi ý:
Nội dung câu trích: Người ta không thể chỉ mải mê với danh lợi mà bỏ qua sức khỏe, hạnh phúc, gia đình,… có nghĩa là trong cuộc sống, chúng ta phải biết buông bỏ những thứ phồn hoa phù phiếm, từ bỏ những bận rộn vô nghĩa, lắng nghe tiếng nói bên trong mình và dành sự quan tâm, chăm sóc, đặt tình cảm vào những điều đáng giá xung quanh ta.
Câu 4:
Lời khuyên: cần tìm một khoảng trống để sống chậm lại và để lại một chút thời gian cho tâm hồn gợi anh, chị có suy nghĩ gì về lựa chọn lối sống?
Lời khuyên: cần tìm một khoảng trống để sống chậm lại và để lại một chút thời gian cho tâm hồn gợi cho ta suy nghĩ về việc lựa chọn lối sống tránh những xô bồ, áp lục và đua chen để tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng. Người ta thường hay bị cuốn vào vòng xoáy của sự chạy đua, tăng tốc để rồi quên đi mất giá trị sống đích thực của mình. Sống chậm, đồng thời, sẽ giúp chúng ta thay đổi cả những suy nghĩ của mình. Tâm hồn mỗi người trẻ tuổi sẽ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn. Chúng ta sẽ không còn những suy nghĩ ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mà còn biết quan tâm đến cả những người xung quanh.
Câu 5:
Anh, chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn của con người trong cuộc sống được gợi từ văn bản Đọc hiểu.
1. Mở bài: Giới thiệu về triết lý sống của mình.
2, Thân bài:
a) Giải thích:
– Triết lý sống là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm trong cuộc sống, như một quan niệm nền tảng để con người sống tốt hơn.
– “Sống chậm lại! Nghĩ khác đi! Yêu thương nhiều hơn!” là triết lý sống của tôi.
b) Bàn luận:
Sống chậm lại:
Để cảm nhận những gì tốt đẹp của cuộc đời này.
Để nghĩ về cuộc sống và những người xung quanh.
Để lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
Con người hiện nay chỉ biết lao đầu kiếm tìm những thứ hão huyền như tiền bạc, danh lợi mà đánh mất đi nhiều thứ.
Sống chậm ở đây không phải là cố níu giữ thời gian mà là để ta nhìn lại cuộc sống, nhìn lại chính mình.
Nghĩ khác đi:
Là biết nhìn nhận, đánh giá, biết lựa chọn những lối đi riêng. Ta không chỉ nghĩ cho bản thân mà còn phải nghĩ cho người khác, để thấu hiểu hơn con người họ, biết lắng nghe lòng mình hơn.
Đó phải là những suy nghĩ đem lại lợi ích cho bản thân và những người xung quanh.
Yêu thương nhiều hơn là biết nghĩ, biết quan tâm tới chính mình và người khác nhiều hơn. Trao yêu thương chân thành, thật lòng và ta sẽ cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp đến từ cuộc sống.
Sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn tuy là ba mặt của một vấn đề nhưng chúng lại gắn bó mật thiết với nhau. Sống chậm thực chất là để cho con người có thời gian thảnh thơi để suy nghĩ, nhìn nhận, yêu thương cuộc sống.
c) Bài học nhận thức: Mỗi ngày, từ những việc nhỏ nhất, ta hãy biết sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn.
3, Kết bài: Rút lại nhận xét chung và cảm nhận về triết lý sống.
Câu 6:
Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến, từ đó thấy được những vẻ đẹp trong tâm hồn nhà thơ.
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
a. Mở bài
Giới thiệu bài thơ Câu cá mùa thu và tác giả
b. Thân bài
*Hai câu đề
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Ao thu là một hình ảnh rất gần gũi với cuộc sống thường ngày, cùng với thời tiết se lạnh và dòng nước trong veo
Cảnh sắc màu thu ở vùng quê được thể hiện qua hai câu thơ
* Hai câu thực "Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo".
Hình ảnh sóng biếc gợn tí và hình ảnh lá vàng, cảm giác như những hình ảnh rất nhỏ bé
Không gian tĩnh lặng của mùa thu được tăng dần so với câu trước
Tâm hồn rất nhạy cảm, tinh tế của tác giả
*Hai câu luận
"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo".
Sự êm đềm nhẹ nhàng
Cảm giác mông lung huyền ảo
Cảnh buồn, tĩnh mịch, lòng người nặng trĩu, luẩn quẩn không lối thoát
*Hai câu kết
"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo"
Một bức tranh thiên nhiên hài hòa
Ném mọi tâm tư không vương vấn tới thế, thói đời
c. Kết bài
Nêu cảm nhận của em về bài thơ Câu cá mùa thu