Chiếc nón lá - hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.
Em hãy gạch một gạch dưới động từ, gạch hai gạch dưới tính từ:
Những ngày mưa dầm, củi ẩm, nhóm lửa vô cùng khó khăn. Cả căn nhà chìm trong khói bếp. Mái ngói đen kịt lại vì khói bếp. Cũng trong những ngày mưa lạnh giá đó, đại gia đình quây quần bên bếp lửa.....
(Trích “Chiếc bếp củi” – Tuyết Hiếu)
Nghe – viết
VỀ QUÊ
(trích)
Quê xưa đã đổi thay nhiều. Nhà cao, ngói mới đẹp hơn. Nhịp sống hiện đại hơn. Nhưng mất mát cũng nhiều hơn. Về quê bây giờ, cây đa, bến nước, sân đình vắng bóng. Nét duyên quê, không ít truyền thống văn hóa đã phôi phai...
Theo Nguyễn Đại Duẫn - nongthonviet.com
Em hãy chỉ ra cách nhân hóa trong đoạn văn sau:
Đêm hôm qua, trời mưa bão ầm ầm. Rặng phi lao vật vã, chao đảo trong gió nhưng không cây nào chịu gục. Sáng ra, trời tạnh ráo. Các cây phi lao chỉ bị rụng mất một ít lá. Khi bé Ly đi học, như thường lệ, rặng phi lao lại vi vu reo hát chào Ly. Ly vẫy tay chào lại:
– Lớn mau lên, lớn mau lên nhé!
(Theo Bùi Minh Quốc)