A. điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.
B. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.
Câu 21 (VD):
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
- Đáp án A loại vì cùng trong điều kiện khách quan thuận lợi là phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh thì chỉ có 3 nước Đông Nam Á là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào giành được độc lập nên điều kiện khách quan không giữ vai trò quyết định.
- Đáp án B loại vì xét ở Việt Nam, lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định thắng lợi, còn lực lương vũ trang đóng vai trò xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị.
- Đáp án C chọn vì cùng trong bối cảnh có điều kiện khách quan thuận lợi là phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, chỉ có 3 nước Đông Nam Á là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào giành được độc lập. Nguyên nhân là 3 nước này có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Ví dụ, ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo nhân dân chuẩn bị kĩ lưỡng, tập dượt qua các phong trào 1930
– 1931, 1936 – 1939 và 1939 – 1945. Nhờ đó, khi có điều kiện khách quan thuận lợi để tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền thì Đảng đã nhanh chóng lãnh đạo nhân dân ta chớp thời cơ giành chính quyền, đứng trên cương vị 1 nước đã giành được độc lập để đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật. => Sự chuẩn bị, điều kiện
chủ quan bên trong giữ vai trò quyết định. Điều kiện khách quan bên ngoài chỉ đóng vai trò thúc đẩy.
- Đáp án D loại vì xét ở Việt Nam, lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân chứ không phải lực lượng trung gian.
Chọn C.
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000?
Mục tiêu Nhật Bản muốn vươn lên từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX là gì?
Điểm khác biệt trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Cho các dữ kiện sau: Sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện diễn ra ở khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
2. Trung Quốc tiến hành cải cách - mở cửa đất nước.
3. Hai miền Triều Tiên kí Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điểm.
4. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước.
Chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm giống nhau cơ bản là đều
Nhận định nào sau đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?
Trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
Nội dung nào dưới đây không phải là xu thế phát triển của thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?