Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Năm 1988, lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc được trao tặng giải thưởng Nô-ben hòa bình. Năm 2001, Tổ chức Liên hợp quốc và Tổng thư ký Cô-phi-A- tha A-nan được trao tặng giải thưởng Nô-ben hòa bình”.
Tư liệu 2: “Năm 2015, Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, đặt ra 17 mục tiêu, hành động mang tính toàn cầu đến năm 2030”.
Tư liệu 3: “Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người. Văn kiện này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết 217A (III) ngày 10/12/1948 tại Pa-ri (Pháp)”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 6,8).
Lựa chọn đúng - sai:
a. Ba đoạn tư liệu trên nói về quá trình giữ gìn hòa bình của tổ chức Liên hợp quốc.
b. Tư liệu 2 nói về mục tiêu phát triển quyền con người của tổ chức Liên hợp quốc.
c. Tư liệu 3 đã khẳng định quyền con người được quy định bởi tính pháp lý quốc tế.
d. Giá trị Tuyên ngôn Nhân quyền đã trở thành mục tiêu của mọi quốc gia, dân tộc.
a - S
b - S
c - Đ
d - Đ
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Theo Hiến chương, Liên hợp quốc được thành lập nhằm bốn mục tiêu: 1. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; 2. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và củng cố hoà bình thế giới; 3. Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, đảm bảo quyền con người và quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ; 4. Liên hợp quốc đóng vai trò là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì những mục tiêu trên”.
Tư liệu 2: “Các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm: Bình đẳng về chủ quyền quốc gia; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; Từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước; Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 8, 9)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Hiến chương là văn kiện chính trị quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc.
b. Các tranh chấp quốc tế sau năm 1945 đều giải quyết bằng biện pháp hòa bình.
c. Cơ sở các mối quan hệ quốc tế ở Hiến chương là bình đẳng, tự quyết, hòa bình.
d. Với tranh chấp ở biển Đông, Việt Nam đã vận dụng các nguyên tắc ở tư liệu 2.
Đâu là một trong những nội dung của mục tiêu, hành động mang tính toàn cầu đến năm 2030 của Liên hợp quốc?
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Hội Quốc liên là một tổ chức liên chính phủ được thành lập đầu năm 1920, nhằm ngăn ngừa chiến tranh thông qua an ninh tập thể và giải trừ quân bị, giải quyết những tranh chấp quốc tế, duy trì hoà bình thế giới. Đến đầu năm 1935, Hội Quốc liên từng có 58 thành viên nhưng thực tế không có khả năng ngăn chặn chiến tranh”.
Tư liệu 2: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước Ủy viên thường trực, thường được gọi là Nhóm P5, gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Liên bang Nga và Trung Quốc, có quyền quyết định các vấn đề trọng đại của thế giới. 10 nước thành viên không thường trực (gọi tắt là Nhóm E10) do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra với nhiệm kỳ hai năm...”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 5, 8)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 và 2 nói về các tổ chức quốc tế được thành lập sau các cuộc chiến tranh thế giới.
b. Hội Quốc liên và Liên hợp quốc đều có mục đích là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
c. Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất nhưng không có khả năng ngăn chặn chiến tranh.
d. Hội đồng bảo an là cơ quan hành chính, giữ vai trò trọng yếu của tổ chức Liên hợp quốc.
Lựa chọn đúng - sai
a. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra từ 1939 đến 1945 giữa phe liên minh và phát xít.
b. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thắng lợi thuộc về phe đồng minh chống phát xít.
c. Để tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, Liên Xô, Mỹ, Anh đã triệu tập hội nghị I-an-ta.
d. Tổ chức quốc tế được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai gọi là Hội quốc liên.
Đầu năm 1945, đâu là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh chống phát xít?
Lựa chọn đúng - sai
a. Liên hợp quốc được thành lập nhằm liên minh các lực lượng để chống phát xít.
b. Mục tiêu chính của Liên hợp quốc là nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
c. Tại hội nghị Xan Phran-xi-xcô, Hiến chương Liên Hợp quốc chính thức có hiệu lực.
d. Liên hợp quốc ban đầu có 26 thành viên, năm 1945 là 50, năm 2020 là hơn 200.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra để giải quyết theo quy định của Hiến chương;..”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 6)
Tư liệu 2: “Năm 1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng.”
(Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2008, trang 46)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Theo Hiến chương, Liên hợp quốc không được can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào.
b. Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân đã góp phần mở ra thời kỳ “phi thực dân hóa”.
c. Việc các thuộc địa giành được độc lập hoàn toàn phụ thuộc vào Tuyên ngôn về thủ tiêu chủ nghĩa thực dân.
d. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ được tất cả các thành viên thực hiện nghiêm chỉnh.
Lựa chọn đúng - sai
a. Đảm bảo quyền con người là một trong những mục tiêu lớn của Liên hợp quốc.
b. Để thực hiện mục tiêu trên, LHQ đã đề ra mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
c. Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ đã được thực hiện thành công trên toàn cầu.
d. Các nước nghèo được LHQ đầu tư để phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế.
Đâu là nguyên nhân chủ yếu làm cho số lượng thành viên của Liên hợp quốc tăng nhanh trong giai đoạn 1945 - 2000?
Cơ quan nào của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới?
Đọc đoạn tư liệu sau đây.
“Việc phát triển và hợp tác kinh tế, thương mại quốc tế là mục tiêu quan trọng được Liên hợp quốc chú trọng và xem đó là công cụ chủ yếu để phát triển kinh tế của các nước thành viên. Thông qua các tổ chức chuyên môn và các quỹ trực thuộc, Liên hợp quốc đã thực hiện nhiều dự án, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân và hỗ trợ công tác xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Liên hợp quốc cũng góp phần vào các hoạt động chống biến đổi khí hậu, dịch bệnh... ở nhiều khu vực trên thế giới”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 10)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Hợp tác quốc tế về kinh tế, thương mại là mục tiêu quan trọng nhất của Liên hợp quốc.
b. Tất cả cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đều nhằm hợp tác kinh tế, thương mại.
c. “Nghị định thư Kyoto” là một hoạt động của Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu.
d. WHO là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng chống dịch bệnh.
Một trong những quốc gia Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là
Lựa chọn đúng - sai
a. Hiến chương là văn kiện chính trị quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc.
b. Hiến chương đã xác định Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh.
c. Cơ sở các mối quan hệ quốc tế ở Hiến chương là bình đẳng, tự quyết, hòa bình.
d. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc là những nước đã chi phối Hiến chương.